Bài 7.9 trang 76 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hoá học trong các trường hợp sau đây : a)Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn.. ) để ủ rượu. b)Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hoá học trong các trường hợp sau đây : a)Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn.. ) để ủ rượu. b)Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. c) Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac. d)Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất' xi măng. e) Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric. Lời giải: a) Men rượu là một loại xúc tác sinh học. Chất xúc tác đã được sử dụng để tăng tốc độ của phản ứng hoá học. b) Những lỗ rỗng trong viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi không khí, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học. c) Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tăng nồng độ của hai chất khí, làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học. d) Dùng biện pháp tăng nhiệt độ để tăng tốc độ của phản ứng hoá học. e) Dùng phương pháp ngược dòng, anhiđrit sunfuric đi từ dưới lên, axit sunfuric 98% đi từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống để tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất, do đó, làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Hóa 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
BÀI 36. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
|
7.8.Trong mỗi cặp phản ứng sau> phản ứng nào có tốc độ lớn hơn ? a) Fe + dd HCL 0,1M và Fe + dd HCL 2M ở cùng một nhiệt độ. b) Al + dd NaOH 2M ở 25°C và Al + dd NaOH 2M ở 50°C.
Hãy cho biết những cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên ? A. Nhiệt độ và nồng độ. B. Áp suất và nồng độ
7. 12. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hoá học sau :
Từ thế kỉ XIX, người ta đã nhận ra rằng trong thành phần khí lò cao (lò luyện gang) vẫn còn khí cacbon monoxit (CO). Người ta đã tìm đủ mẹ cách để phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn. Chẳng hạn tăng chiều cao củ lò, tăng nhiệt độ luyện gang,... Tuy nhiên khí lò cao vẫn còn CO Hãy cho biết nguyên nhân ?