Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 9.11 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một nguồn điện có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 0,5 Ω được mắc với một động cơ thành mạch điện kín. Động cơ này nâng một vật có trọng lượng 2 N với vận tốc không đổi v = 0,5 m/s. Cho rằng không có sự mất mát vì toả nhiệt ở các dây nối và ở động cơ.

Một nguồn điện có suất điện động E = 2 V và điện trở trong r = 0,5 Ω được mắc với một động cơ thành mạch điện kín. Động cơ này nâng một vật có trọng lượng 2 N với vận tốc không đổi v = 0,5 m/s. Cho rằng không có sự mất mát vì toả nhiệt ở các dây nối và ở động cơ.

a) Tính cường độ dòng điện I chạy trong mạch.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu của động cơ.

c) Trong các nghiệm của bài toán này thì nghiệm nào có lợi hơn ? Vì sao ?

Trả lời:

a) Công suất mạch ngoài : P = UI = Fv                                                          (1)

trong đó F là lực kéo vật nặng và v là vận tốc của vật được nâng.

Mặt khác theo định luật Ôm: U = E - Ir, kết hợp với (1) ta đi tới hệ thức :

IE – I2r = Fv

Thay các giá trị bằng số, ta có phương trình : I2 – 4I + 2 = 0.

Vậy cường độ dòng điện trong mạch là một trong hai nghiệm của phương trình này là :

\({I_1} = 2 + \sqrt 2 \approx 3,414A\)

  và

\({I_2} = 2 - \sqrt 2 \approx 0,586A\)

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ là hiệu điện thế mạch ngoài và có hai giá trị tương ứng với mỗi cường độ dòng điện tìm được trên đày. Đó là :

\({U_1} = {P \over {{I_1}}} \approx 0,293V\)

  và 

\({U_2} = {P \over {{I_2}}} \approx 1,707V\)

c) Trong hai nghiệm trên đây thì trong thực tế, nghiệm I2, U2 có lợi hơn vì dòng điện chạy trong mạch nhỏ hơn, do đó tổn hao do toả nhiệt ở bẽn trong nguồn điện sẽ nhỏ hơn và hiệu suất sẽ lớn hơn.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 10.1, 10.2 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 10.1, 10.2 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện

  • Bài 10.6 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 10.6 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là E1 = 3V; r1 = 0,6Ω; E2 = 1,5V; r2 = 0,4Ω được mắc với điện trở R = 4 Ω. thành mạch điện kín có sơ đồ như Hình 10.3. a) Tính cường độ dòng điện chạy,trong mạch. b) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn.

  • Bài 10.3, 10.4 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 10.3, 10.4 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Suất điện động của bộ nguồn nối tiếp bằng

  • Bài 10.7 trang 27, 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 10.7 trang 27, 28 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hai nguồn điện có cùng suất điện động E và điện trở trong r được mắc thành bộ nguồn và được mắc với điện trở R = 11 Ω như sơ đồ Hình 10.4. Trong trường hợp Hình 10.4a thì dòng điện chạy qua R có cường độ I1 = 0,4 A ; còn trong trường hợp Hình 10.4b thì dòng điện chạy qua R có cường độ I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r.