Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài IV.6 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một prôtôn có vận tốc đầu v0 = 0, được gia tốc qua hiệu điện thế 100 V. Sau đó, prôtôn bay vào một từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường sức từ. Khi đó quỹ đạo của prôtôn là đường tròn có bán kính 30 cm. Nếu thay thế prôtôn bằng hạt α với cùng những điều kiện ban đầu như trên thì bán kính quỹ đạo của hạt α bằng bao nhiêu ? Hạt a là hạt nhân heli có điện tích 3,2.10-19 C và khối lượng 6,642.10-27 kg. Prôtôn có điện tích 1,6.10-19 C và khối lượng l,672.10-27 kg.

Một prôtôn có vận tốc đầu v0 = 0, được gia tốc qua hiệu điện thế 100 V. Sau đó, prôtôn bay vào một từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường sức từ. Khi đó quỹ đạo của prôtôn là đường tròn có bán kính 30 cm. Nếu thay thế prôtôn bằng hạt α với cùng những điều kiện ban đầu như trên thì bán kính quỹ đạo của hạt α bằng bao nhiêu ? Hạt a là hạt nhân heli\({}_2^4He\) có điện tích 3,2.10-19 C và khối lượng 6,642.10-27 kg. Prôtôn có điện tích 1,6.10-19 C và khối lượng l,672.10-27 kg.

Trả lời:

Sau khi được gia tốc qua hiệu điện thế U, hạt điện tích q sẽ có vận tốc \(\overrightarrow v \) tính bằng :

\({{m{v^2}} \over 2} = |q|U \Rightarrow v = \sqrt {{{2|q|U} \over m}} \)

 

Quỹ đạo của hạt điện tích q có vận tốc \(\overrightarrow v \)  bay vào từ trường đều B theo hướng vuông góc với các đường sức từ, là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường và có bán kính :

\(R = {{mv} \over {|q|B}} = {1 \over B}.\sqrt {{{2mU} \over {|q|}}} \)

 

Với hạt proton: \({R_1} = {1 \over B}.\sqrt {{{2{m_1}U} \over {|{q_1}|}}} \) , với hạt α:  \({R_2} = {1 \over B}.\sqrt {{{2{m_2}U} \over {|{q_2}|}}} \)

So sánh bán kính quỹ đạo của hai hạt điện tích trên ta tìm được:

\({{{R_2}} \over {{R_1}}} - \sqrt {{{{m_2}} \over {{m_1}}}} .\sqrt {{{|{q_1}|} \over {|{q_2}|}}} = \sqrt {{{6,642} \over {1,672}}} .\sqrt {{{{{1,6.10}^{ - 19}}} \over {{{3,2.10}^{ - 19}}}}} \approx 1,41\)

 

Từ đó suy ra bán kính quỹ đạo của hạt α:

R2 = 1,41R1 = 1,41. 30= 42,3 cm.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài IV.9 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài IV.9 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Ba dòng điện có cùng cường độ I1 = I2 = I3 = I và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song cách đều nhau.

  • Bài IV.7 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài IV.7 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Cho hai dòng điện có cùng cường độ 8 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đặt vuông góc với nhau, cách nhau một khoảng 8,0 cm trong chân không : dây dẫn thứ nhất thẳng đứng có dòng điện chạy từ dưới lên trên, dây dẫn thứ hai thẳng ngang có dòng điện chạy từ trái qua phải. Xác định cảm ứng từ tại trung điểm của khoảng cách giữa hai dây dẫn này.

  • Bài IV.5 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài IV.5 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một ống dây dẫn hình trụ dài 85 cm (không lõi sắt) gồm 750 vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ 5,6 A. Xác định cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn.

  • Bài IV.4 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài IV.4 trang 55 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Khi cho dòng điện cường độ 10 A chạy qua một vòng dây dẫn đặt trong không khí, thì cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn có độ lớn là 2,1.10-4 T. Xác định bán kính của vòng dây.