Bài tập 1 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hom, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơn sau này. Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. 1. Vào giữa thế kỉ XVIII, đặc điểm nổi bật của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài là A. chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc. B. quyền hành dần tập trung về tay vua. C. phủ chúa từng bước lấn át quyền hành của vua. D. chính quyền suy sụp, vua chỉ là bóng mờ trong cung cấm, mọi quyền hành thuộc về phủ chúa. 2. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho sản xuẩt ở Đàng Ngoài đến giữa thế kỉ XVIII lâm vào tình trạng đình đốn, khủng hoảng ? A. Cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến chúa Trịnh và chúa Nguyễn vẫn tiếp diễn. BRuộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại chiếm đoạt; chính quyền chỉ lo vui chơi, hưởng lạc, không chăm lo đến sản xuất C. Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm hàng hoá làm cho sản xuất thủ công nghiệp bị đình đốn. D. Hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra, nông dân chết đói rất nhiều, nhiều người phải rời bỏ làng quê phiêu tán khắp nơi. 3. Tiêu biểu nhất trong phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là các cuộc khởi nghĩa của A. Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất. B. Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật. C Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật. D. Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ. 4. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An là khởi nghĩa của A. Hoàng Công Chất. B. Nguyễn Hữu Cầu. c. Nguyễn Dương Hưng. D. Lê Duy Mật. 5. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau chuyển dần lên Tây Bắc, có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống là A. Hoàng Công Chất. B. Nguyễn Hữu Cầu. C. Phan Bá Vành. D. Lê Duy Mật. 6. Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử to lớn là A. xoá bỏ quyền hành của họ Trịnh ở Đàng Ngoài. B. làm cho chính quyền họ Trịnh đã suy yếu càng suy yếu hom, khiến nó nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của phong trào nông dân Tây Sơr. sau này. C. làm sụp đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh. D. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất đất nước. Trả lời
Xem lời giải SGK - Lịch sử 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
|
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An
Thời gian, số lượng : Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
Việc quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777) và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786) đã tạo điều kiện thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
Cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh đã giành được thắng lợi vào ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (1789).