Bài tập 1 trang 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11Viên sĩ quan Pháp chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai (25-4-1882) là Ri-vi-e. BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 1.Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội (lần thứ nhất) .vào ngày : A. 20- 10- 1873. B. 20- 11 - 1873. c. 20- 12- 1873. D. 20- 1 - 1874. Trả lời: B 2. Lái buôn Giăng Đuy-puy với một đội thương thuyền nhỏ của hắn có thể ngang nhiên khiêu khích ở Bắc Kì cuối năm 1872 vì: A. Đuy-puy có công lớn với triều đình Huế. B. được triều đình Huế cho phép. C. được triều đinh Mãn Thanh dung dưỡng và được thực dân Pháp ở Nam Kì sắp đặt, nhằm tạo cớ để đưa quân ra Bắc Kì D. nhân địa phương không chống lại Trả lời:C 3. Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là: A. có sự chi viện rất lớn của quân đội nhà Thanh. B. có sự chỉ đạo đúng đắn của triều đình nhà Nguyễn. C. sự mưu trí, dũng cảm của quân đội triều đình do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các địa phương. D. quân Pháp khống thông thuộc địa hình. Trả lời: C 4. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai nằm 1882 là : A. Triều đinh Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh (Trung Quốc), vi phạm Hiệp ước 1874. B. vì nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận trong giai đoạn phát triển lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản Pháp. C. để trả thù cho việc Gác-ni-ê bị giết. D. Triều đình Nguyễn không trả đủ chiến phí,cho Pháp. Trả lời: B 5. Viên sĩ quan Pháp chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội lần thứ hai (25-4-1882) là A. Gác-ni-ê. B. Bô-na. C. Gio-nuy-i. D. Ri-vi-e. Trả lời:D Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Lịch sử 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Ngày 20-11-1873 Quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất.
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 Gồm 22 điều khoản với nội dung triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Chúng được quyền kiểm soát, đi lại buôn bán ở Việt Nam.
Hiệp ước 1862 ở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn.
Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.