Bài tập 2 trang 50 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7Nông nghiệp: Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang Bài tập 2. Trình bày nét chính sự phát triển kinh tế dưới thời Trần. Những nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển kinh tế thời Trần ? - Nông nghiệp : - Thủ công nghiệp : - Thương nghiệp: - Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế : Trả lời - Nông nghiệp: Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển. Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển... Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn. - Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế : Được sự quan tâm của nhà nước, các hoạt động buôn bán và kinh tế phát triển dễ dàng.
Xem lời giải SGK - Lịch sử 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
|
Hịch Tướng Sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn, tác phẩm Phú sông Bạch Đăng của tác giả Trương Hán Siêu
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước.
Nhà Trần định lệ thi Thái học sinh năm 1255, Nhà Trần quy định chọn Tam khôi Năm 1247
Tháp Phổ Minh ở Thành phố Nam Đinh, tỉnh Nam Định, Tháp Bình Sơn thuộc Vĩnh Phúc.