Thời gian
|
Quốc Gia- Khu vực
|
Sự kiện lịch sử
|
Kết quả
|
1566
|
Hà Lan
|
Cách mạng Hà Lan diễn ra
|
Hiệp định đình chiến giữa hai bên được ký kết vào năm 1609, nhưng mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan mới được công nhận chính thức.
|
1642-1688
|
Anh
|
Nội chiến Anh
|
Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến chính thức được xác lập, với Vương công xứ Orange là William III nắm quyền, nhưng quyền lợi lại nằm trong tay tư sản và quý tộc mới.
|
1776
|
Mĩ
|
Tuyên ngôn độc lập Mĩ
|
Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr. và Abraham Lincoln. Bản Tuyên ngôn cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Zimbabwe
|
1789-1794
|
Pháp
|
Cách mạng Pháp
|
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
|
1848-1849
|
Châu Âu
|
Cách mạng Đức
|
Cách mạng 1848 thất bại trong nỗ lực thành lập một quốc gia nói tiếng Đức vì Quốc hội Frankfurt phản ánh nhiều đòi hỏi quyền lợi khác nhau của tầng lớp trung lưu và thượnng lưu của Đức.
|
1859-1870
|
I-ta-li-a
|
Cuộc đấu tranh thống nhất Italia
|
Chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng 4000 nông dân xin gia nhập đội quân “Áo đỏ” đã tiến vào thủ đô Na-pô-li, giải phóng toàn bộ miền Nam l-ta-li-a. Một chính quyền mới được thành lập do Ga-ri-ban-đi làm Chấp chính, những chính sách dân chủ được ban hành : chia đất công cho nông dân, những đặc quyền phong kiến bị bãi bỏ...
|
1868
|
Nhật Bản
|
Cải cách Minh Trị
|
Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt.
|
18-1-1871
|
Đức
|
Thiết lập đế quốc Đức
|
Sự chính thức nhất thống của nước Đức thành một quốc gia hợp nhất về chính trị và hành chính
|
18-3-1871
|
Pháp
|
Ra đời Công xã Pari
|
Sau ngày18/03 lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.
|
1905-1907
|
Nga
|
Cách mạng Nga
|
Cuộc cách mạng này được xem là "cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất" của Cách mạng tháng Mười năm 1917 - chiến thắng của Xã hội chủ nghĩa trên toàn nước Nga.
|
1911
|
Trung Quốc
|
Cách mạng Tân Hợi
|
Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc
|
1914-1918
|
Châu Âu
|
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất
|
Phe Hiệp ước chiến thắng kiểu Pyrros Các Đế quốc Nga, Đức, Áo-Hung và Ottoman sụp đổ; Kinh tế Anh, Pháp suy kiệt; Đức bị mất nhiều lãnh thổ và phải bồi thường khoản tiền rất lớn, nhưng giữ được lợi thế về công nghiệp cùng khả năng hồi phục Hoa Kỳ thu lợi nhuận lớn và vượt lên các nước châu Âu về kinh tế Nhiều quốc gia mới tại châu Âu và Trung Đông được thành lập Hội nghị Versailles; Thành lập Hội Quốc liên. |
|
|
|
|
|