Giải Bài tập 7 trang 14 - Đọc hiểu - Bài 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 tập 2 - Kết nối tri thứcCâu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 14 - Bài tập 7 đọc hiểu và thực hành tiếng Việt bài 7 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích? Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào? Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích? Trả lời: Những yếu tố sau đây giúp ta biết được đoạn trích được lấy từ bản kể một truyện cổ tích: - Câu mở đầu nói về sự việc xảy ra vào thời quá khứ xa xưa, thời gian không xác định: Ngày xưa... - Nhân vật được giới thiệu ngay ở câu đầu: Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao. - Sự xuất hiện của những yếu tố có tính chất kì ảo (thần cờ Đế Thích trên thiên đình cưỡi mây xuống trần, Đế Thích cưỡi mây về trời). - Có chi tiết gợi trí tò mò của người đọc, người nghe (lời dặn của Đế Thích khi từ biệt Trương Ba để về thiên đình). Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào? Trả lời: Trong đoạn trích, người viết văn bản đã dùng hai hình thức trình bày để giúp người đọc nhận ra lời nhân vật: - Hình thức thứ nhất: Sau lời dẫn của người kể chuyện, dùng dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, ghi lời của nhân vật. - Hình thức thứ hai: Sau lời dẫn của người kể chuyện, dùng dấu hai chấm, mở ngoặc kép, ghi lời của nhân vật. Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Ở phần sau của truyện, Đế Thích và Trương Ba sẽ còn gặp nhau. Câu nào trong đoạn trích đã hé lộ điều đó? Trả lời: Để nhận biết khả năng Trương Ba gặp lại Đế Thích ở phần sau của truyện, em cần chú ý chi tiết: Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhờ ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì tháp lên một cây, ta sẽ xuống". Trong truyện cổ tích, những vật lạ như nắm hương của Đế Thích bao giờ cũng phát huy tác dụng. Và quả đúng như thế. Nếu em đọc hết truyện sẽ biết rằng: Sau này, Trương Ba chết đột ngột, bà vợ dọn dẹp nhà cửa, thấy nắm hương mà Trương Ba đã cất, thắp lên trước bàn thờ của chồng, Đế Thích liền bay từ trời xuống hỏi có chuyện gì. Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Phân tích tính chất kì ảo của một nhân vật trong đoạn trích. Trả lời: Trong đoạn trích, tính chất kì ảo được thế hiện ở nhân vật Đế Thích. Đây là nhân vật thần linh (gọi là thần cờ), ngự trên thiên đình, có khả năng nghe được tiếng nói của con người ở hạ giới, có thể cưỡi mây xuống trần, thoắt ẩn thoắt hiện, có loại hương đặc biệt (tặng Trương Ba một nắm, hễ muốn gặp Đế Thích thì thắp lên một cây). Những chi tiết lạ lùng, huyền ảo này hoàn toàn không có thực trong đời sống. Đó là kết quả sự thêu dệt bằng trí tưởng tượng phong phú của dân gian mà thôi. Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Nếu phải kể lại đoạn trên bằng lời của một trong các nhân vật đã xuất hiện, em sẽ chọn kể theo lời nhân vật nào? Vì sao? Trả lời: Trong đoạn trích có ba nhân vật: Trương Ba, Kỵ Như và Đế Thích. Trong đó, Kỵ Như và Đế Thích xuất hiện sau, không biết được tường tận về Trương Ba. Do đó, chọn Trương Ba làm nhân vật kế chuyện là phù hợp nhất. Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Dựa vào các câu “Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí”, em hãy đoán nghĩa của từ tỉ thí. Trả lời: Từ tỉ thí nếu đứng riêng, có thể em chưa hiểu nghĩa của nó. Nhưng dựa vào các câu “Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí” ta có cơ sở để đoán tỉ thí là đấu với nhau (ở đây là đánh cờ) để phân định người thắng người thua. Câu 7 trang 14 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi: Trong câu “Hai người đọ tài nhau mấy ván liên không phân thua được”, em hãy tìm từ khác thay cho từ thua được mà vẫn giữ nguyên nghĩa của câu. Trả lời: Trong câu "Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được”, từ thua được có thể thay bằng thắng bại hoặc hơn thua. Thay từ như thế, nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 7
|
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 15, câu 8 trang 16 - Bài tập 7 đọc hiểu và thực hành tiếng Việt bài 7 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?
Bài tập 1 trang 16 - phần viết- bài 7 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Viết bài văn kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa (từ Từ hôm cưới Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa đến hết truyện) theo lời kể của cô em út.
Bài tập 2 trang 16 - phần Viết - bài 7 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Viết bài văn kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa (từ Từ hôm cưới Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa đến hết truyện) theo lời kể của quan trạng (Sọ Dừa).