Bài tập 9.39 trang 71 sách bài tập(SBT) hóa học 11Hỗn hợp M chứa ancol no A và axit cacboxylic đơn chức B 9.39. Hỗn hợp M chứa ancol no A và axit cacboxylic đơn chức B, cả hai đều mạch hở. Tổng số mol 2 chất trong hỗn hợp M là 0,5 mol. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 30,24 lít 02. Sản phẩm cháy gồm có 23,4 g \({H_2}O\) và 26,88 lít C02. Các thể tích đo ở đktc. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M, biết rằng chất B hơn chất A một nguyên tử cacbon. Hướng dẫn trả lời: Khi đốt 0,5 mol hỗn hơp M, số mol C02 thu đươc là : \(\frac{{26,88}}{{22,4}}\) = 1,2 (mol). Nếu đốt 1 mol hỗn hợp M, số mol C02 thu được sẽ là 2,4 (mol). Như vậy chất A và chất B có chứa trung bình 2,40 nguyên tử cacbon , chất A lại kém chất B 1 nguyên tử cacbon. Vậy, A có 2 và B có 3 nguyên tử cacbon. A là ancol no có 2 cacbon : C2H6-x(OH)x hay C2H6Ox B là axit đơn chức có 3 cacbon : C3Hy02. Đặt số mol A là a, số mol B là b : a + b = 0,5 (1) C2H6Ox + \(\frac{{7 - x}}{2}\)02 \( \to \) 2C02 + 3H20 a mol \(\frac{{7 - x}}{2}a\) mol 2a mol 3a mol C3Hy02+ \((2 + \frac{y}{4})\)02 \( \to \) 3C02 + \(\frac{y}{2}\)H20 b mol \((2 + \frac{y}{4})\)b mol 3b mol \(\frac{y}{2}\)bmol Số mol 02 là : (3,5 - 0,5x)a + (2 + 0,25y)b = \(\frac{30,24}{22,4}\) = 1,35 (mol) (2) Số mol C02 là : 2a + 3b = 1,2 (mol) (3) Số mol C02 là : 3a + \(\frac{y}{2}\)b = \(\frac{23,4}{18}\) = 1,30 (mol) (4) Giải hệ phương trình đại số tìm được : a = 0,3 ; b = 0,2 ; x = 2 ; y = 4. Chất A : C2H602 hay etanđiol (hay etylenglicol) chiếm \(\frac{{0,3.62}}{{0,3.62 + 0.2.72}}\). 100% = 56,4% khối lượng M. Chất B : C3H402 hay CH2 = CH - COOH, axit propenoic chiếm 43,64% khối lượng M. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Hóa 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 46: Luyện tập: Anđehit - Xeton - Axit Cacboxylic
|
Hỗn hợp M chứa 3 axit cacboxylic đơn chức mạch hở
Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH