Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 126 SBT Sinh học 8

Bài 1. Trình bày vai trò của tuyến trên thận.

Bài 1. Trình bày vai trò của tuyến trên thận.

* Lời giải:

Tuyến trên thận gồm hai phần là vỏ tuyến và tuỷ tuyến.

- Vỏ tuyến trên thận chia làm 3 lớp :

+ Lớp ngoài cùng tiết các hoocmôn điều hoà chất khoáng (Na+, K+...), trong đó quan trọng nhất là hoocmôn anđostêron có tác dụng làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận, góp phần điều hoà áp suất thẩm thấu, làm tăng huyết áp.

+ Lớp giữa tiết các hoocmôn điều hoà đường huyết, trong đó quan trọng nhất là cortizon. Cortizon tham gia vào điều hoà đường huyết cùng với các hoocmôn của đảo tuỵ (glucagôn, insulin). Khi lượng glicôgen dự trữ đã sử dụng hết hoặc khi cần huy động glucôzơ tức thời thì cortizon sẽ tham gia vào quá trình chuyên hoá các thành phần không phải gluxit như prôtêin, lipit thành glucôzơ để kịp đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

+ Lớp trong cùng tiết các hoocmôn nam tính hoá (anđrôgen). Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hoá giới tính chí bắt đầu từ tuần thứ tám dưới tác dụng của anđrôgen. Nếu anđrôgen tiết nhiều ở nữ sẽ gây những biến đổi ngoại hình như nam mặc dù có nhiễm sắc thê giới tính là XX.

- Tuỷ tuyến trên thận gồm các tế bào là biến dạng của nơron sau hạch thuộc bộ phận thần kinh giao cảm (chỉ còn thân mà sợi trục đã tiêu giảm), chúng chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm ở sừng bên chất xám của tưỷ sống. Tuỷ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn ađrênalin và norađrênalin, có tác dụng đồng hướng với bộ phận thần kinh giao cảm, đồng thời cùng với cortizon tham gia vào chuyển hoá lipit và prôtêin thành glucôzơ khi nhu cầu glucôzơ tăng cao.

Bài 2. Sự điều hoà đường huyết luôn giữ được ổn định diễn ra như thế nào ?

* Lời giải:

- Bình thường lượng đường huyết giữ được ổn định là do tác dụng đối lập của hoocmôn do hai loại tế bào α, β của đảo tuỵ tiết ra :

+ Hoocmôn insulin do tế bào α tiết thường là sau bữa ăn, có tác dụng biến glucôzơ thành dạng dự trữ là glicôgen ở trong các tế bào gan và tế bào cơ.

+ Tế bào α tiết glucagôn khi nồng độ glucôzơ trong máu hạ thấp, bằng cách chuyển hoá glicôgen dự trữ trong các tế bào gan và tế bào cơ thành glucôzơ đưa vào máu giữ cho nồng độ glucôzơ trong máu luôn được ổn định và cung cấp cho nhu cầu hoạt động của các cơ quan. Có thể hình dung qua trình điều hoà đường huyết qua sơ đồ :

- Khi lượng glicôgen dự trữ bị cạn kiệt, các hoocmôn cortizon từ vỏ tuyến trên thận tiết ra cùng ađrênalin do tuỷ tuyến trên thận tiết ra sẽ chuyển hoá lipit và prôtêin cơ thể thành glucôzơ đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu được ổn định, duy trì mọi hoạt động sống của các tế bào cơ thể.

Bài 3. Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì ?

* Lời giải:

 Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay do rối loạn chuyển hoá các chất đường bột, mỡ và chất đạm (gluxit, lipit và prôtêin) gây ra bởi sự giảm tiết insulin của các tế bào  ở đảo tuỵ hoặc insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng các tế bào đích thiếu các thụ thể tiếp nhận insulin dẫn tới tỉ lệ đường trong máu tăng cao vượt quá khả năng hấp thu trở lại (tức là quá ngưỡng của thận nên trong nước tiểu có đường). Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, y học đã phân biệt thành hai loại tiểu đường là "tiểu đường típ I" và "tiểu đường típ II".

- Tiểu đường típ I chiếm 10% số người bị tiểu đường do tế bào \(\beta )\ tiết không đủ lượng insulin cần thiết nên glucôzơ trong máu tăng cao sau bữa ăn vì không chuyển hoá thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ được, tí lệ glucôzơ tăng vượt quá ngưỡng nên thận lại thải ra ngoài theo nước tiểu. Tiểu đường típ I thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 12-13 nhưng cũng có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi. Mắc bệnh tiểu đường típ này phải điều trị bằng tiêm insulin đều đặn hằng ngày kết hợp với chế độ ăn hạn chế chất đường bột.

- Tiểu đường típ II thường xuất hiện ở người lớn sau tuổi 40, và chiếm tới 90% số người bị bệnh tiểu đường. Ở người bệnh, tuỵ có thể vần tiết ra insulin bình thường nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng thận, do đó glucôzơ bị loại ra ngoài qua nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường thường ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh (sút cân nhanh), được gọi là hội chứng "bốn nhiều".

Bệnh còn thường gặp ở những người béo phì, ít chịu luyện tập.

Bài 4. Trình bày vai trò của các hoocmôn do các tuyến sinh dục tiết ra đối với sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

* Lời giải:

Các tuyến sinh dục bao gồm tinh hoàn (ở nam) và buồng trứng (ở nữ). Ngoài chức năng sản sinh tinh trùng và trứng dưới tác dụng của FSH từ tuyến yên tiết ra, các tuyến này còn tiết ra các hoocmôn sinh dục là testôstêrôn (ở nam) và ơstrôgen (ở nữ) dưới tác dụng của LH cũng do tuyến yên tiết ra.

- Testôstêrôn là hoocmôn sinh dục nam do các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết ra. Testôstêrôn có tác dụng làm phát triển các đặc tính của nam giới ở tuổi dậy thì như lớn nhanh, vỡ tiếng, mọc râu, mọc lông nách, lông mu. Những đặc tính trên diễn ra song song với khả năng sản xuất tinh trùng của ống sinh tinh và tuổi dậy thì chính thức được đánh dấu bằng "xuất tinh" lần đầu qua các giấc mơ "đẹp".

- Ơstrôgen là hoocmôn sinh dục nữ do các tế bào hạt nằm ở thành mỗi nang trứng tiết ra cùng với sự phát triển của các tế bào trứng, ơstrôgen có tác dụng lên sự hình thành các đặc tính sinh dục phụ của nữ giới trong tuổi dậy thì như lớn nhanh cùng sự phát triển của tuyến vú, chậu hông nở rộng, xuất hiện các đường nét mềm mại của người con gái, bắt đầu mọc lông ở những chỗ kín (lông nách, lông mu). Tuổi dậy thì chính thức ở nữ giới được đánh dấu bàng hiện tượng "hành kinh lần đầu". Hành kinh là một biểu hiện của trứng đã rụng đi kèm sau trứng rụng khoảng 14 ngày (nếu trứng không thụ tinh) do lớp nội mạc phát triển, dày lên và xung huyết dưới tác dụna của ơstrôgen chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ, khi trứng không thụ tinh và làm tổ, lớp này sẽ bong ra gây hiện tượng hành kinh. Đây là dấu hiệu chứng tỏ người con gái đã có khả năng sinh con vì trứng đã rụng. Người con gái cần biết để đảm bảo quan hệ lành mạnh, an toàn khi tiếp xúc với nam giới.

Bài 5. Hoocmôn từ các tuyến nội tiết tạo ra ngấm thẳng vào máu được vận chuyển đi khắp cơ thể nhưng lại chỉ tác dụng đến từng cơ quan hay một nhóm tế bào xác định là vì sao ?

* Lời giải:

Mặc dù các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra ngấm thẳng vào máu, theo dòng máu vận chuyển khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ có ảnh hưởng đối với hoạt động của một hay một số cơ quan, tế bào hoặc một số quá trình sinh lí nhất định.

Ví dụ, anđostêron của tuyến trên thận chỉ tác động lên các tế bào ở thành các ống lượn xa trong hệ ống thận làm tăng tái hấp thu Na+ ; đồng thời ADH lại chỉ tác động lên các tế bào ở thành ống góp chung trong thận làm tăng tái hấp thu nước, hạn chế nước thoát ra ngoài qua đường nước tiểu, tuy rằng cả hai hoocmôn đều tham gia vào sự điều chỉnh huyết áp và áp suất thẩm thấu của môi trường trong nhưng mỗi hoocmôn tác động lên một bộ phận khác nhau trong thận. Đó chính là tính đặc hiệu của mỗi hoocmôn do mỗi hoocmôn có một cấu trúc mà chỉ có các thụ thể nằm trên màng tế bào của cơ quan nào mà có cấu trúc phù hợp (như chìa khoá với ổ khoá) mới hình thành một phức hợp hoocmôn - thụ thể, từ đó gây ra một chuỗi các phản ứng sinh hoá đê hoạt hoá các enzim vốn bất hoạt hoặc tạo ra các enzim mới. Những enzim được hoạt hoá hoặc mới hình thành sẽ tham gia vào quá trình chuyển hoá trong tế bào đích làm thay đổi quá trình sinh lí của tế bào hoặc cơ quan đích.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Sinh 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 126