Bài tập tự luận 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 14 SBT Sinh học 7Bài 1. Tại sao trùng roi có màu xanh ? Cách dinh dưỡng ở chúng như thế nào ? Bài 1. Tại sao trùng roi có màu xanh ? Cách dinh dưỡng ở chúng như thế nào ? Lời giải: Trùng roi có màu xanh vì cơ thể chúng chứa các hạt diệp lục màu xanh lá cây. Ở nơi sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật (quang hợp). Ớ trong tối, chúng vẫn sống nhờ những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi là dị dưỡng). Bài 2. Tại sao gọi là trùng biến hình hay trùng chân giả ? Chúng di chuyển như thế nào ? Lời giải: Khác với trùng roi, trùng biến hình chưa có cơ quan di chuyển, nên một bộ phận cơ thể phải đảm nhận nhiệm vụ ấy. - Cách di chuyển như sau : Khi cần di chuyển về hướng nào, chất nguyên sinh dồn về hướng ấy tạo nên chân giả. Do vậy, chúng luôn không có hình thù nhất định, nên khoa học gọi chúng là trùng biến hình hay trùng amip (amip là từ La tinh, có nghĩa là biến hình). - Tập hợp các loài di chuyển theo kiểu này trong một nhóm động vật nguyên sinh được gọi là lớp Trùng chân giả. Bài 3. Tại sao gọi là trùng giày hay trùng cỏ ? Cách di chuyển của chúng như thế nào ? Lời giải: Một thời gian, trùng giày được gọi là trùng đế giày. Nhưng quan sát hình vẽ, nhất là quan sát cơ thể sống của chúng, người ta thấy : - Cơ thể chúng hình khối, hơi dài, đầu tròn, đuôi nhọn. - Chúng có một vết lõm ở bên cơ thể, ứng với rãnh miệng. Vì vậy, chúng giống chiếc giày chứ không giống đế giày. Cho nên, đúng hơn phải gọi chúng là trùng giày. Đôi khi chúng còn được gọi là trùng cỏ (hay thảo trùng) vì nơi người ta lần đầu tiên phát hiện ra chúng chính là nước ngâm cỏ. - Trùng giày bơi nhờ các lông bơi phủ ngoài cơ thể. Các lông bơi này rung động tạo thành làn sóng và do chúng xếp trên cơ thể thành đường xoắn, nên khi bơi, cơ thể trùng giày cũng vừa tiến vừa xoay như trùng roi. Bài 4. Nêu cấu tạo bào xác của động vật nguyên sinh và ý nghĩa sinh học của chúng. Lời giải: Bào xác là hiện tượng chung của cơ thể động vật nguyên sinh khi gặp điều kiện khó khăn, nhất là gặp khô hạn. - Về cấu tạo : Chúng thải bớt nước, thu nhỏ cơ thể lại và hình thành lớp vỏ dày bảo vệ (Hình 6.1 SGK). Nhờ vậy, chúng có thể tồn tại trong tự nhiên nhiều tháng, thậm chí lâu hơn. - Ý nghĩa sinh học : + Khi điều kiện thuận lợi trở lại thì chúng chui ra khỏi bào xác để hoạt động. + Lợi dụng tình trạng bào xác, chúng có thể dễ dàng bay theo gió hay bám vào các động vật khác để phát tán đến môi trường sống mới. Bài 5. Hãy ghi vào bảng sau để phân biệt 3 loài động vật nguyên sinh chính.
Lời giải:
Bảng phân biệt 3 loài động vật nguyên sinh chính.
Bài 6. Động vật nguyên sinh có nuôi được không và nếu nuôi được thì có ý nghĩa gì ? Lời giải: Động vật nguyên sinh nuôi được và dễ nuôi. Cách nuôi như sau : - Chỉ cần cắt cỏ hay rơm ngâm trong nước là vài ngày sau ta có động vật nguyên sinh. Vì cỏ. rơm thối ra, làm vi khuẩn phát triển, là thức ăn cho động vật nguyên sinh. Các bào xác của chúng đang bám trên cỏ, rơm, lập tức trở lại hoạt động. - Cũng cách làm như thế mà người phát minh ra kính hiển vi cách đây 2 thế kỉ (Lơven Húc) đã tìm ra động vật nguyên sinh và ông đã đặt tên chúng là trùng cỏ. - Việc nuôi động vật nguyên sinh có ý nghĩa để chủ động có mẫu vật sống phục vụ các buổi thực hành và quan sát chúng trong nhà trường, hoặc bất kì ở đâu. Bài 7. Vì sao trùng roi được chọn làm đại diện cho ngành Động vật nguyên sinh trong thực hành cũng như trong bài học lí thuyết của Sinh học 7 ? Lời giải: Trùng roi được chọn vì các lí do sau : - Chúng là con cháu của nhóm động vật nguyên sinh xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất. - Chúng đồng thời có 2 hình thức dinh dưỡng : tự dưỡng nhờ các hạt diệp lục như thực vật và dị dưỡng nhờ đồng hoá các chất hữu cơ do các sinh vật khác phân huỷ ra. - Chúng ở ranh giới của giới Thực vật và giới Động vật, là bằng chứng về sự thống nhất của sinh giới. Bài 8. Muỗi Anôphen phân biệt với muỗi thường ở những đặc điểm nào ? Tại sao cần phải biết phân biệt chính xác chúng ? Lời giải: Muỗi Anôphen phân biệt với muỗi thường ở những đặc điểm sau : - Kích thước chúng lớn hơn. - Khi đậu đầu chúng chúc xuống đất, đuôi chổng lên trên. - Chúng thường gặp ở miền núi và các nơi đầm lầy, nước đọng. - Chúng có khả năng truyền mầm bệnh sốt rét. Cần phải phân biột chính xác vì ở đâu có muỗi Anôphen thì ở đó có khả năng lây lan bệnh sốt rét và cần phải diệt trừ chúng ngay. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Sinh 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 14 - SBT Sinh học 7
|