Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài tập tự luận 8,9,10,11,12,13 trang 104 SBT Sinh học 8

Bài 8. Trình bày bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác giúp ta thu nhận được những kích thích âm thanh cao thấp (thanh trầm), mạnh yếu (to, nhỏ).

Bài 8. Trình bày bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác giúp ta thu nhận được những kích thích âm thanh cao thấp (thanh trầm), mạnh yếu (to, nhỏ).

* Lời giải:

Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thính giác là các tế bào lông xếp thành 3, 4 hàng chen giữa tế bào đệm và tất cả tựa trên màng cơ sở. Màng cơ sở là màng mỏng gồm 24 000 sợi dây liên kết, chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc tai xương, có độ dài, ngắn khác nhau, ngắn nhất ở gần miệng ốc (gần cửa bầu) dài khoảng 0,04mm và dài dần khi tới đỉnh ốc là khoảng 0,5mm.

Tuỳ theo tần số dao động của sóng âm, liên quan đến âm cao hay âm thấp sẽ làm rung mạnh các dây tương ứng trên màng cơ sở và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác ở vùng gần cửa bầu hay xa cửa bầu (gần đỉnh ốc) bị hưng phấn sẽ chuyển giao cho các tế bào thần kinh thính giác truyền về trung khu thính giác nằm ở thuỳ thái dương cho ta những cảm giác tương ứng với âm phát ra từ nguồn âm. Cả tần số và cường độ sóng âm thanh đều được các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận và chuyển thành xung thần kinh ở các tế bào thần kinh thính giác tương ứng truyền về các vùng phân tích trung ương của thuỳ thái dương để cho ta cảm nhận về những tác động âm.

 Bài 9. Tại sao nói "Căng tai ra mà nghe". Điều đó có ý nghĩa gì ? Xảy ra khi nào ?

* Lời giải:

 Điều chỉnh độ căng của màng nhĩ và màng cửa bầu là nhờ các cơ búa và cơ bàn đạp. Khi âm quá nhỏ các cơ này điều chỉnh lực co làm màng nhĩ và màng cửa bầu căng nhiều như mặt trống mới căng nên ta nói "Căng tai ra mà nghe", có nghĩa là tập trung điều chỉnh độ căng của các cơ này khi âm phát ra quá nhỏ. Độ căng càng lớn khi âm càng nhỏ nhờ đó mà vản có thể nghe được.

 Bài 10. Phản xạ có điều kiện là gì ? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện.

* Lời giải:

 - Phản xạ có điều kiện là phản xạ mới được hình thành trong quá trình sống qua học tập, rèn luyện hoặc trải nghiệm trong đời sống.

Ví dụ, nghe báo gió mùa đông bắc sẽ tràn về, ta chuẩn bị áo ấm mặc thêm. Nhìn thấy bạn ăn khế, mặt nhăn lại ta cũng thấy nước bọt "ứa" ra (tiết ra).

Chuẩn bị áo ấm mặc khi trời lạnh, nước bọt tiết ra khi nhìn thấy bạn ăn khế là những phản xạ có điều kiện.

- Muốn thành lập phản xạ có điều kiện với một kích thích bất kì cần có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì (là kích thích có điều kiện) với kích thích của một phản xạ không điều kiện muốn thành lập và kích thích có điều kiện tác động trước kích thích không điều kiện của phản xạ không điều kiện vài giây. Quá trình kết hợp hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố.

Bài 11. Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện và nêu rõ mố! quan hệ giữa hai loại phản xạ này (nếu có).

* Lời giải:

 - Giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có những điểm khác nhau sau :

Phản xạ có điều kiện

Phản xạ không điều kiện

1. Trả lời những kích thích bất kì (hay kích thích có điểu kiện)

Trả lời những kích thích tương ứng (hay kích thích không điều kiện)

2. Được hình thành trong quá trình sống (qua học tập, rèn luyện)

Bẩm sinh (sinh ra đã có không phải học tập)

3. Dễ mất khi không được củng cố

Bền vững

4. Không di truyền, mang tính chất cá thể

Được di truyền và mang tính chất chủng loại

5. Có số lượng không hạn định

Với số lượng hạn chế

6. Cung phản xạ phức tạp, có hình thành đường liên hệ tạm thời.

Cung phản xạ đơn giản

7. Trung ương của phản xạ nằm ở vỏ não.

Trung ương nằm ở trụ não hoặc tuỷ sống

 - Tuy có những khác nhau kể trên nhưng hai loại phản xạ này lại có mối quan hệ gắn kết với nhau, thể hiện ở :

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).


Bài 12. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện đó: với đời sống của động vật và người.

* Lời giải:

- Trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng, nếu chỉ có các phản xạ không điều kiện thì sẽ không thể thích nghi với những đổi thay của môi trường sống thường xuyên xảy ra. Muốn thích nghi với điều kiện sống mới để tồn tại, con người cũng như mọi động vật phải hình thành được các phản xạ mới - phản xạ có điều kiện.

Riêng đối với con người phản xạ có điều kiện còn được thành lập với tiếng nói và chữ viết. Chẳng hạn, nếu đã từng ăn mơ thì chỉ cần nói đến mơ là nước bọt đã tiết ra. Đây chính là nội dung câu truyện Tào Tháo với rừng mơ : Khi quân sĩ đang khát cháy cổ, Tào Tháo đã chỉ ra phía trước và nói : Hãy đi nhanh, sắp tới rừng mơ rồi. Ọuân sĩ nghe nói, dường như hết khát.

- Phản xạ có điều kiện đã được thành lập phải được củng cố thường xuyên, nếu không dần dần sẽ mất vì trong não xảy ra hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập, gọi là ức chế tắt dần. Nhờ ức chế tắt mà những phản xạ có điều kiện đã được thành lập nhưng không còn phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi sẽ dần dần mất đi (bị ức chế) và được thay thế bằng các phản xạ có điều kiện mới, đảm bảo cho cơ thể thích nghi và tồn tại.

Đối với con người sống trong xã hội, việc xây dựng những nếp sống văn minh lịch sự (nếp sống có văn hoá) và loại trừ dần các thói quen xấu là cần thiết ; Trong học tập phải thường xuyên ôn tập củng cố để nắm vững, nhớ lâu kiến thức chính là việc vận dụng những hiểu biết về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.

 Bài 13. Trình bày khả năng điều tiết của mắt (ở nơi quá sáng hay quá tối, khi vật ỏ xa và lúc lại gần). Hãy quan sát mắt mình qua hình ảnh trong gương hoặc mắt bạn ngồi đối diện lúc bình thường và khi dọi đèn pin vào mắt bạn hoặc mắt mình trong gương xem độ lớn của lỗ đồng tử thay đổi như thế nào ?

* Lời giải:

 Ta thấy đồng tử thu hẹp lại khi ánh sáng chiếu vào. Đó chính là sự điều tiết ánh sáng của đồng tử.

Sự co dãn của đồng tử là nhờ các cơ vòng và cơ phóng xạ.

Các cơ vòng co làm lỗ đồng tử hẹp lại dưới tác dụng của thần kinh đối giao cảm khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt đã hạn chế lượng ánh sáng vào trong cầu mắt, gây loá. Thông thường khi ánh sáng mạnh chiếu vào mắt, ngoài sự co đồng tử một cách tự động, ta còn nheo mắt hoặc lấy tay che mắt để tránh loá.

Ngược lại trong ánh sáng yếu (trong tối chẳng hạn) dưới ảnh hưởng của thần kinh giao cảm, các cơ phóng xạ co làm lỗ đồng tử dãn rộng để lượng ánh sáng vào đủ gây hưng phấn các tế bào cảm quang trên màng lưới trong cầu mắt.

Mặt khác tuỳ theo vật ở xa hay tiến lại gần mắt, muốn nhìn rõ vật phải thay đổi độ phồng của thể thuỷ tinh trong cầu mắt đê ảnh của vật hiện đúng trên màng lưới.

Thể thuỷ tinh căng phồng khi vật càng tiến lại gần làm tăng độ hội tụ của thể thuỷ tinh, giúp ảnh hiện rõ trên màng lưới.

Sự điều chỉnh độ cong (độ phồng) của thể thuỷ tinh để nhìn rõ vật chính là sự điều tiết của thế thuỷ tinh.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Sinh 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 104