Bài V.7 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11. Một đĩa tròn A bằng đồng, bán kính 5,0cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,20 T sao cho trục quay của đĩa này song song với các đường sức từ (Hình V.l). Khi cho đĩa A quay đều với tốc độ 3,0 vòng/s quanh trục của nó, thì có một dòng điện chạy trong mạch kín abGa (với a, b là hai tiếp điểm trượt) qua điện kế G. Xác định : a) Độ lớn của suất điện động xuất hiện trong mạch abGa. b) Chiều của dòng điện chạy trong mạch aba, nếu từ trường hướng từ ngoài vào mặt phẳng hình vẽ và đĩa A Một đĩa tròn A bằng đồng, bán kính 5,0cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,20 T sao cho trục quay của đĩa này song song với các đường sức từ (Hình V.l). Khi cho đĩa A quay đều với tốc độ 3,0 vòng/s quanh trục của nó, thì có một dòng điện chạy trong mạch kín abGa (với a, b là hai tiếp điểm trượt) qua điện kế G. Xác định : a) Độ lớn của suất điện động xuất hiện trong mạch abGa. b) Chiều của dòng điện chạy trong mạch aba, nếu từ trường hướng từ ngoài vào mặt phẳng hình vẽ và đĩa A quay ngược chiều kim đồng hồ. Trả lời: Sau khoảng thời gian Δt, bán kính của đĩa tròn A nằm trùng với đoạn ab quét được một điện tích : ΔS = πR2nΔt Khi đó từ thông qua diện tích quét ΔS biến thiên một lượng : \(\Delta \Phi = B\Delta S = B\pi {R^2}n\Delta t\)
Áp dụng công thức của định luật Fa-ra-đây \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\), ta xác định được suất điện động xuất hiện trong mạch aba : |ec|= BπR2n=0,20.3,14.(5,0.10-2)2.3,0≈4,7mV b) Vì từ thông qua diện tích quét ΔS của đĩa A luôn tăng (\(\Delta \Phi \) >0) theo thời gian quay, nên theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng iC chạy trong mạch aba phải theo chiều đi từ b qua đĩa A đến a sao cho từ trường cảm ứng của dòng icluôn ngược chiều với từ trường \(\overrightarrow B \) , chống lại sự tăng của từ thông qua diện tích quét ΔS và có tác dụng cản trờ chuyển động của đĩa A. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài tập cuối chương V - Cảm ứng điện từ
|
Một thanh đồng dài 20 cm, quay với tốc độ 50 vòng/s trong một từ trường đều có cảm ứng từ 25 mT quanh một trục song song với từ trường và đi qua một đầu và vuông góc với thanh đồng. Xác định suất điện động cảm ứng trong thanh đồng.
Một đèn nêon (Ne) được mắc vào mạch điện nhự Hình V.3, với nguồn điện E = 1,6V; r = 1,0 Ω ; điện trở R = 7,0 Ω và cuộn dây dẫn L = 10 mH. Đèn nêon trong mạch chỉ phát sáng (do hiện tượng phóng điện tự lực) khi hiệ điện thế giữa hai cực của nó đạt từ 80 V trở lên. a) Khoá K đóng. Đèn nêon có phát sáng không ? b) K đang đóng. Người ta đột nhiên mở khoá K và thấy đèn nêon loé sáng. Hỏi khoảng thời gian Δt để cường độ dòng điện trong mạch giảm đến không, phải thoả mãn điều kiện gì?
Một ống dây dẫn có độ tự cảm 200 mH và có điện trở 2,0 Ω được mắc vào mạch điện chứa nguồn điện E(với r ≈ 0) và một khoá đảo mạch K (Hình V.2). Hỏi cường độ đòng điện trong mạch giảm bao nhiêu lần khi chuyển đảo mạch K từ tiếp điểm 1 sang tiếp điểm 2 trong khoảng thời gian 50 ms để cắt nguồn điện khỏi mạch và nối đoản mạch ống dây dẫn ?