Câu 1, 2, 3, 4 trang 27 Vở bài tập (SBT) Toán lớp 5 tập 1Cứ 1 tạ thóc thì xát được 60kg gạo. Hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Đề bài 1. Trường Bản Lườm đã vận động được 36 em có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học, trong đó số em nữ gấp 3 lần số em nam. Hỏi trường Bản Lườm đã vận động được bao nhiêu em nam, bao nhiêu em nữ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học? 2. Tìm chu vi một mảnh đất hình chữ nhật, biết chiều dài bằng \({3 \over 2}\) chiều dài rộng và hơn chiều rộng 10m. 3. Cứ 1 tạ thóc thì xát được 60kg gạo. Hỏi có 300kg thóc thì xay xát được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 4. Theo dự định, một xưởng dệt phải làm trong 15 ngày, mỗi ngày dệt được 300 sản phẩm thì mới hoàn thành kế hoạch. Do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày xưởng đó dệt được 450 sản phẩm. Hỏi xưởng dệt đó làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch? Đáp án 1. Tóm tắt
Bài giải Tổng số phần bằng nhau của số em nam và em nữ là: 1 + 3 = 4 (phần) Số em nam là: 36 : 4 x 1= 9 (nam) Số em nữ là: 36 : 4 x 3 = 27 (nữ) Hoặc: 36 – 9 = 27 (nữ) Đáp số: 9 nam và 27 nữ 2. Tóm tắt:
Bài giải Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 2 = 1 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật: 10: 1 x 2 = 20 (m) Chiều dài hình chữ nhật: 10 x 3 = 30 (m) Chu vi hình chữ nhật: (20 + 30) x 2 = 100 (m) Đáp số: 100m 3. Đổi: 1 tạ = 100kg Cách 1 Bài giải 300 kg thóc so với 100kg thóc thì gấp số lần: 300 : 100 = 3 (lần) Số ki-lô-gam gạo xay được là: 60 x 3 = 180 (kg) Đáp số: 180kg Cách 2: Bài giải Số ki-lô-gam gạo xay được từ 1kg thóc là: \(60:100 = {3 \over 5}(kg)\) Số ki-lô-gam gạo xay được từ 150kg thóc là: \({3 \over 5}\, \times \,300 = 180(kg)\) Đáp số: 180kg 4. Bài giải Số sản phẩm dệt được theo dự định là: 300x 15 = 4500 (sản phẩm) Số ngày hoàn thành kế hoạch là: 4500 : 450 = 10 (ngày) Đáp số: 10 ngày Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 5 - Xem ngay >> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 20. Luyện tập chung
|
Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm