Câu 10.6 trang 60 sách bài tập Vật lí 12 Nâng caoCông suất bức xạ toàn phần của Mặt trời là Công suất bức xạ toàn phần của Mặt trời là \(P = 3,{9.10^{26}}\,\,{\rm{W}}\) a) Mỗi năm khối lượng Mặt trời bị giảm đi một lượng là bao nhiêu và bằng bao nhiêu phần khối lượng của nó ? b) Biết phản ứng hạt nhân trong lòng Mặt trời là phản ứng tổng hợp hiđro thành heli. Biết rằng cứ một hạt heli được tạo thành thì năng lượng giải phóng \(4,{2.10^{ - 12}}\,\,J\). Tính lượng heli được tạo thành và lượng hiđro tiêu hao hàng năm trong lòng Mặt trời. Giải a) Áp dụng hệ thức Anh-xtanh: \(\Delta E = \Delta m.{c^2},\)với \(\Delta E = Pt\) và \(t = 365.24.3600\,\left( s \right)\) Từ đó, ta tìm được: \(\Delta m = 1,{37.10^{17}}\) kg/năm Phần khối lượng Mặt trời bị giảm mỗi năm bằng \({{\Delta m} \over M}\), với \(M = 1,{99.10^{30}}\,\,kg\) Từ đó: \({{\Delta m} \over M} \approx 6,{88.10^{ - 14}}\) (tỉ lệ này không đáng kể) b) Số hạt nhân heli được tạo thành trong 1 năm là: \(n = {\text{năng lượng bức xạ của Mặt Trời trong một năm} \over \text{năng lượng tỏa ra sau một phản ứng tổng hợp}}\) Hay \(n = 2,{93.10^{45}}\) hạt Khối lượng hạt nhân heli được tạo ra trong 1 năm: \({m_{He}} = {n \over {{N_A}}}.2\,\left( g \right)\), với \({N_A} = 6,{022.10^{23}}\) hạt/mol Hay \({m_{He}} = 9,{73.10^{18}}\,kg\) Lượng hiđrô tiêu hao hàng năm: \({m_H} = {m_{He}} + \Delta m \approx 9,{867.10^{18}}\) kg. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG X: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
|
Cắt một tấm xốp thành hai hình trụ giống nhau, có đường kính 6,7 cm và cao 10 cm. Dùng một thanh sắt có đường kính 8 mm đã được nung nóng dùi vào mỗi khối xốp 3 lỗ song song với trục của khối xốp. Ở khối xốp thứ nhất, ba lỗ này nằm sát nhau và sát trục của khối xốp. Ở khối xốp thứ hai, ba lỗ là các đỉnh của một tam giác đều và cách trục của khối xốp 2 cm (hình 11.1). Lồng khít từng khối xốp vào hai vỏ lon bia hoặc lon bia hoặc lon nước ngọt có thể tích 0,33 lít đã được cắt bỏ nắp và cắm vào mỗi
Buộc chặt một bulông vào điểm giữa đoạn dây dài khoảng 60 cm. Dùng hai tay cầm các đầu dây và kéo dây hơi trùng theo phương ngang, rồi quay cho bulông chuyển động tròn trong mặt phẳng đứng (Hình 11.2). Trong khi bulông đang chuyển động tròn, nếu ta đưa hai tay ra xa nhau hơn và sau đó, lại gần nhau hơn thì dự đoán xem chuyển động của bulông sẽ thay đổi như thế nào ? Tiến hành thí nghiệm khiểm tra lại dự đoán.
Có hai quả cầu rỗng, kích thước, khối lượng và hình dáng bên ngoài giống nhau. Một quả làm bằng nhôm, một quả bằng đồng. Chỉ với một tấm bìa cứng, bạn Hùng đã phân biệt được quả cầu nhôm và quả cầu đồng. Hãy dự đoán và giải thích cách làm của bạn Hùng.
Treo cố định một con lắc (gồm một bulông sắt được buộc chặt vào đầu của một sợi dây mảnh, không dãn, dài khoảng 80 cm) vào một thanh ngang được cố định hai đầu (Hình 11.3a). Kéo cho dây treo của con lắc lệch một góc khoảng so với phương thằng đứng (bulông dịch chuyển khỏi vị rí cân bằng khoảng 10 cm theo phương ngang), rồi thả cho con lắc dao động tự do. Đếm số dao động toàn phần của con lắc cho tới khi nó dừng lại và đồng thời dùng đồng hồ đeo tay đo thời gian để con lắc thực hiện được số dao