Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 2.37 trang 18 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

Có hai lò xo giống hệt nhau. a) Treo quả nặng 200 g vào một lò xo và dao động tự do, chu kì dao động là 2 s. Tính độ cứng k của lò xo.

Có hai lò xo giống hệt nhau.

a) Treo quả nặng 200 g vào một lò xo và dao động tự do, chu kì dao động là 2 s. Tính độ cứng k của lò xo.

b) Nối hai lò xo liên tiếp ( Hình 2.4a), rồi treo quả nặng 200 g vào và cho dao động tự do. Tính chu kì dao động.

c) Nối hai lò xo song song ( Hình 2.4b), rồi treo quả nặng 200 g vào và cho dao động tự do. Tính chu kì dao động.

Giải

a) Độ cứng k tính được theo công thức :

                        \(k = {{4{\pi ^2}} \over {{T^2}}}m = {{4.9,87} \over 4}.0,2 = 1,97\,\,N/m\)

b) Nếu nối hai lò xo liên tiếp (Hình 2,4a) thì với cùng lực kéo \(\vec F\), lò xo hợp thành dài ra thêm một đoạn gấp hai lần so với độ dãn của một lò xo (dưới tác dụng của lực kéo  \(\vec F\)). Vậy, độ cứng \({k_1}\) của lò xo hợp thành (từ hai lò xo) chỉ bằng một nửa độ cứng k của lò xo riêng biệt \({k_1} = {1 \over 2}k\)

Chu kì \({T_1}\) của vật nặng treo trên lò xo hợp thành là:

            \({T_1} = 2\pi \sqrt {{m \over {{k_1}}}}  = 2\pi \sqrt {{{2m} \over k}}  = T\sqrt 2  = 2,83s\)

c) Nếu hai lò xo song song (Hình 2.4b) thì khi có một lực \(\vec F\) tác dụng, mỗi lò xo chỉ chịu một lực bằng \({1 \over 2}\) của \(\vec F\) và sẽ dãn ra một đoạn bằng \({1 \over 2}\) so với độ dãn khi lực \(\vec F\) chỉ tác dụng vào một lò xo. Vậy hai lò xo ghép song song cho lò xo hợp thành có độ cứng \({k_2}\) lớn gấp hai lần so với độ cứng của một lò xo \({k_2} = 2k.\)

Chu kì \({T_2}\) của vật nặng treo ở đầu lò xo ghép song song là:

            \({T_2} = 2\pi \sqrt {{m \over {{k_2}}}}  = 2\pi \sqrt {{m \over {2k}}}  = {T \over {\sqrt 2 }} = 1,41s\)

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 12 Nâng cao - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Xem thêm tại đây: CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG CƠ
  • Câu 2.38 trang 18 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Câu 2.38 trang 18 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Treo một vật nặng vào lò xo 1, nó dao động với chu kì . Treo cùng vật nặng ấy vào lò xo 2, nó dao động với chu kì . a) Nếu nối tiếp hai lò xo rồi treo vật nặng vào lò xo hợp thành thì vật nặng dao động với chu kì là bao nhiêu ?

  • Câu 2.39 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Câu 2.39 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Một con lắc lò xo gồm một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu của hai lò xo nằm ngang, hai lò xo này có cùng trục và ở hai phía khác nhau của hòn bi ( Hình 2.5). Đầu kia của hai lò xo cố định. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là . Hòn bi có thể dao động không ma sát dọc theo trục chung của hai lò xo. Tính chu kì dao động của con lắc.

  • Câu 2.40 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Câu 2.40 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Một vật rắn có khối lượng m = 1,2 kg có thể quay quanh trục nằm ngang, khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật là d = 12 cm. Momen quán tính của vật đối với trục quay là Biết

  • Câu 2.42 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Câu 2.42 trang 19 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao

    Một con lắc đơn đếm giây, vị trí thẳng đứng của dây treo là OA. Đóng một cái đinh I Ở nagng trong điểm chính giữa M của dây treo khi thẳng đứng, đinh chặn một bên của dây (Hình 2.6). Cho con lắc dao động. Mô tả dao động và tính chu kì.