Câu 2.39 trang 36 SBT Đại số 10 Nâng caoGiải bài tập Câu 2.39 trang 36 SBT Đại số 10 Nâng cao Gọi A và B là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số \(f\left( x \right) = \left( {m - 1} \right)x + 2\) và có hoành độ lần lượt là -1 và 3 a. Xác định tọa độ của hai điểm \(A\) và \(B\) b. Với điều kiện nào của m thì điểm \(A\) nằm ở phía trên trục hoành ? c. Với điều kiện nào của m thì điểm \(B\) nằm ở phía trên trục hoành ? d. Với điều kiện nào của m thì hai điểm \(A\) và \(B\) cùng nằm ở phía trên trục hoành? Từ đó hãy trả lời câu hỏi : Với điều kiện nào của m thì \(f(x) > 0\) với mọi \(x\) thuộc đoạn \([-1 ; 3]\) ? Giải: a. \(A\left( { - 1; - m + 3} \right),B\left( {3;3m - 1} \right)\) b. A nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi \(– m + 3 > 0\), tức là \(m < 3\) c. B nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi \(3m – 1 > 0\), tức là \(m > {1 \over 3}\). d. Cả hai điểm \(A\) và \(B\) đều nằm ở phía trên trục hoành khi và chỉ khi các điều kiện nói trong câu b và c đồng thời được thỏa mãn, nghĩa là \({1 \over 3} < m < 3.\) Khi đó, toàn bộ đoạn thẳng \(AB\) nằm ở phía trên trục hoành. Nói cách khác : \(\left( {m - 1} \right)x + 2 > 0,\forall x \in \left[ { - 1;3} \right]\) \(\Leftrightarrow {1 \over 3} < m < 3.\) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài tập Ôn tập chương II - Hàm số
|
Giải bài tập Câu 2.42, 2.43, 2.44, 2.45, 2.46 trang 37 SBT Đại số 10 Nâng cao
Giải bài tập Câu 2.47, 2.48, 2.49, 2.50, 2.51, 2.52 trang 38, 39 SBT Đại số 10 Nâng cao