THAY THẾ HỌC THÊM BÊN NGOÀI: CÁC MÔN TOÁN, VĂN, ANH, KHTN, LSĐL, TIN
Câu 2.9 trang 31 SBT Đại số 10 Nâng caoGiải bài tập Câu 2.9 trang 31 SBT Đại số 10 Nâng cao Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) xác định trên \(R\). Đặt \(S\left( x \right) = f\left( x \right) + g\left( x \right)\) và \(P\left( x \right) = f\left( x \right)g\left( x \right).\) Chứng minh rằng : a. Nếu \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) là những hàm số chẵn thì \(y = S\left( x \right)\) và \(y = P\left( x \right)\) cũng là những hàm số chẵn. b. Nếu \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) là những hàm số lẻ thì \(y = S\left( x \right)\) là hàm số lẻ và \(y = P\left( x \right)\) là hàm số chẵn. c. Nếu \(y = f\left( x \right)\) là hàm số chẵn, \(y = g\left( x \right)\) là hàm số lẻ thì \(y = P\left( x \right)\) là hàm số lẻ. Giải: a. Dễ dàng suy ra từ giả thiết và định nghĩa hàm số chẵn. b. Với x tùy ý thuộc R, ta có : \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\) và \(g\left( { - x} \right) = - g\left( x \right)\) (vì f và g là những hàm số lẻ) ; do đó \(\eqalign{ \(\eqalign{ Vậy \(y = S(x)\) là hàm số lẻ và \(y = P(x)\) là hàm số chẵn. c. Với \(x\) tùy ý thuộc \(R\), ta có : \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\) và \(g\left( { - x} \right) = - g\left( x \right)\) (vì \(f\) là hàm số chẵn và \(g\) là hàm số lẻ) ; do đó \(P\left( { - x} \right) = f\left( { - x} \right)g\left( { - x} \right) \) \(= f\left( x \right)\left[ { - g\left( x \right)} \right]\) \(= - f\left( x \right)g\left( x \right)\) \(= - P\left( x \right).\) Vậy \(y = P(x)\) là hàm số lẻ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Đại cương về hàm số
|