Câu 41* trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A đến B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A đến B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng: a) CE = CF; b) AC là tia phân giác của góc BAE; c) \(C{H^2} = AE.BF\). Giải:
a) Ta có: OC ⊥d ( tính chất tiếp tuyến) AE ⊥ d (gt) BF ⊥ d (gt) Suy ra: OC // AE // BF (*) Mà OA = OB (=R) Suy ra: CE = CF (tính chất đường thẳng song cách đều) b) Ta có: AE // OC (theo (*)) Suy ra: \(\widehat {OCA} = \widehat {EAC}\) ( hai góc sole trong) (1) Ta có: OA = OC (=R) Suy ra: ∆OAC cân tại O \( \Rightarrow \widehat {OCA} = \widehat {OAC}\) (2) Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {EAC} = \widehat {OAC}\) Vậy AC là tia phân giác của góc OAE hay AC là tia phân giác của góc BAE. c) Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) có AB là đường kính nên \(\widehat {ACB} = 90^\circ \) Tam giác ABC vuông tại C có CH ⊥ AB. Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu, ta có: \(C{H^2} = HA.HB\) (3) Xét hai tam giác ACH và ACE, ta có: \(\widehat {AEC} = \widehat {AHC} = 90^\circ \) CH = CE (tính chất đường phân giác) AC chung Suy ra: ∆ACH = ∆ACE (cạnh huyền, cạnh góc vuông) Suy ra: AH = AE (4) Xét hai tam giác BCH và BEF, ta có: \(\widehat {BHC} = \widehat {BFC} = 90^\circ \) CH = CF (= CE) BC chung Suy ra: ∆BCH = ∆BCF (cạnh huyền, cạnh góc vuông) Suy ra: BH = BF (5) Từ (3), (4) và (5) suy ra: \(C{H^2} = AE.BF\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
|
Cho đoạn thẳng AB. Đường tròn (O) đường kính 2cm tiếp xúc với đường thẳng AB. Tâm O nằm trên
Cho đường tròn (O ; 2cm), điểm A di chuyển trên đường tròn. Trên tiếp tuyến tại A, lấy điểm M sao cho AM = OA. Điểm M chuyển động trên đường nào ?
Cho đường tròn (O ; 15cm), dây AB = 24cm. Một tiếp tuyến song song với AB cắt các tia OA, OB theo thứ tự ở E, F. Tính độ dài EF.
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm B và C thuộc đường tròn (O) sao cho AB và AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O).