Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 5.46 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau:

Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch.

Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch \(CuS{O_4}\).

Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng.

Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.

Đáp án

Thí nghiệm 1: Bọt khí \({H_2}\) thoát ra ít, Zn bị oxi hóa chậm.

Thí nghiệm 2: Sau khi thêm \(CuS{O_4}\), xảy ra phản ứng Zn khử \(C{u^{2 + }}\) giải phóng Cu bám trên viên Zn. Bọt khí thoát ra nhiều, do Zn bị ăn mòn điện hóa học.

Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng xảy ra vì Cu không khử được ion \({H^ + }\).

Thí nghiệm 4: Hiện tượng và bản chất của phản ứng tương tự thí nghiệm 2.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Hóa 12 Nâng cao - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Xem thêm tại đây: Bài 23. Sự ăn mòn kim loại
  • Câu 5.47 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Câu 5.47 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Hàn thiếc một vật bằng sắt với một vật bằng đồng. Dự đoán có hiện tượng gì xảy ra khi để vật sau khi hàn trong không khí ẩm. Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn.

  • Câu 5.48 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Câu 5.48 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Có 3 đồ vật được làm bằng thép. Mỗi vật được mạ bằng một kim loại khác nhau là kẽm, thiếc, niken. Sự ăn mòn sẽ xảy ra như thế nào nếu trên bề mặt của chúng có những vết xây sát sâu tới lớp thép bên trong, khi chúng tiếp xúc lâu ngày với không khí ẩm? Giải thích và trình bày cơ chế ăn mòn đối với mỗi vật.

  • Câu 5.49 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Câu 5.49 trang 42 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.

  • Câu 5.50 trang 43 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Câu 5.50 trang 43 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

    Chất nào sau đây trong công nghiệp được chế bằng phương pháp điện phân?