Câu 6.32 trang 43 sách bài tập Vật lí 12 Nâng caoChiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp coi như một tia sáng SI, vào một bể đựng nước với độ sâu 1 m với góc tới . Dưới đáy bể có một gương phằng đặt song song với mặt nước. Tính chiều rộng của dãy màu mà ta thu được ở chùm sáng ló ra khỏi mặt nước. Cho biết chiết suất của nước đối với ánh sáng tìm và ánh sáng đỏ là Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp coi như một tia sáng SI, vào một bể đựng nước với độ sâu 1 m với góc tới \({60^o}.\) Dưới đáy bể có một gương phẳng đặt song song với mặt nước. Tính chiều rộng của dãy màu mà ta thu được ở chùm sáng ló ra khỏi mặt nước. Cho biết chiết suất của nước đối với ánh sáng tím và ánh sáng đỏ là \({n_t} = 1,34;\,\,{n_đ} = 1,33.\) Giải Kí hiệu \({II_t},{J_t}{R_t}\) và \({II_đ},{J_đ}{R_đ}\) là các đường đi của tia tím và tia đỏ trong chùm sáng, i là góc tới, \({r_t}\) và \({r_đ}\) là góc khúc xạ của tia tím và tia đỏ , h là độ sâu của lớp nước trong bể (HÌnh 6.1G). Theo hình vẽ ta có: \(I{J_t} = 2h\tan {r_t};\,\,I{J_đ} = 2h\tan {r_đ}\) Từ đó: \({J_t}{J_đ} = 2h\left( {\tan {r_đ}-\tan {r_t}} \right)\) Kí hiệu a là bề rộng của dải màu khi ló ra không khí, ta có: \(a = {J_t}{J_đ}\cos i = 2h\cos i\left( {\tan {r_đ}-\tan {r_t}} \right)\) Áp dụng định luật khúc xạ: \(\sin i = {n_đ}{{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _đ};\,\sin i = {n_t}{{\mathop{\rm sinr}\nolimits} _t}\,\), ta tìm được: \(\eqalign{ & {{\mathop{\rm tanr}\nolimits} _đ} = {{\sin {r_đ}} \over {\sqrt {1 - {{\sin }^2}{r_đ}} }} \approx 0,858 \cr & {{\mathop{\rm tanr}\nolimits} _t} = {{\sin {r_t}} \over {\sqrt {1 - {{\sin }^2}{r_t}} }} \approx 0,847 \cr} \) Từ đó, ta tính được \(a \approx 11mm\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG VI: SÓNG ÁNH SÁNG
|
Một thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự f = 50 cm được cắt ra làm hai phần bằng nhau theo mặt phẳng qua trục chính và vuông góc với tiết diện thấu kính. Một nguồn sáng điểm S phát ánh sáng đơn sắc đặt trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 1,0 m (Hình 6.3).
Để xác định được độ lớn của một góc rất tù (gần bằng ) của một lăng kính, người ta bố trí sơ đồ giao thoa như Hình 6.4. Bức xạ đơn sắc có bước sóng được rọi lên khe hẹp S tạo ra chùm sáng phân kì sau khe, chùm này rọi lên đáy lăng kính. Trong khoảng MN = 3,8 mm trên mạn đặt cách lăng kính một khoảng d = 1,20 m có 8 vân tối và chính tại M , N là vân sáng.
Cho hệ hai gương phẳng (Hình 6.5) hợp với nhau một góc , gần bằng và một nguồn sáng điểm S chiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt hai gương.
Hai lăng kính có cung góc chiết quang A = 20’., làm bằng thủy tinh chiết suất n = 1,5 có đáy gắn chung với nhau tạo thành một lưỡng lăng kính. Một khe sáng S phát ánh sáng có bước sóng đặt trên mặt đáy chung, cách hai lăng kính một khoảng d = 50 cm.