Câu 6.74, 6.75, 6.76, 6.77, 6.78 trang 209, 210 SBT Đại số 10 Nâng caoGiải bài tập Câu 6.74, 6.75, 6.76, 6.77, 6.78 trang 209, 210 SBT Đại số 10 Nâng cao Câu 6.74. Giá trị lớn nhất của biểu thức \({\sin ^4}\alpha + {\cos ^7}\alpha \) là: A. 2; B. 1; C. \(\dfrac{1}{2};\) D. Không phải ba giá trị trên Giải: Chọn B. (Để ý rằng \({\sin ^4}\alpha \le {\sin ^2}\alpha ,co{s^7}\alpha \le {\cos ^2}\alpha \)) Câu 6.75. Giá trị bé nhất của biểu thức \({\sin ^4}\alpha + {\cos ^7}\alpha \) là: A. -2; B. -1; C. \( - \dfrac{1}{2};\) D. 1 Giải: Chọn B. (Để ý rằng \( - {\sin ^2}\alpha \le {\sin ^4}\alpha , - {\cos ^2}\alpha \le {\cos ^7}\alpha \)) Câu 6.76. Giá trị lớn nhất của biểu thức \({\sin ^{12}}\alpha + {\cos ^{12}}\alpha \) là: A. 2; B. \(\dfrac{1}{4}\); C. 1; D. \(\dfrac{1}{2}\) . Giải: Chọn C. (Để ý rằng \({\sin ^{12}}\alpha \le {\sin ^2}\alpha ,{\cos ^{12}}\alpha \le {\cos ^2}\alpha \)) Câu 6.77. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(\dfrac{4}{{{{\cos }^6}\alpha }} - 3{\tan ^6}\alpha \) là:
A. 4; B. -3; C. 1; D. 2. Giải: Chọn A. (Để ý rằng \(\dfrac{4}{{{{\cos }^6}}} - 3{\tan ^6}\alpha = 4{\left( {1 + {{\tan }^2}\alpha } \right)^3} - 3{\tan ^6}\alpha \) chỉ chứa những lũy thừa bậc chẵn của \(\tan \alpha \) với hệ số không âm nên nó đạt giá trị nhỏ nhất khi \(\tan \alpha = 0,\left| {\cos \alpha } \right| = 1\)) Câu 6.78. Với mọi \(\alpha \), biểu thức \(\cos \alpha + \cos \left( {\alpha + \dfrac{\pi }{5}} \right) + \cos \left( {\alpha + \dfrac{{2\pi }}{5}} \right) +\) \( \ldots + \cos \left( {\alpha + \dfrac{{9\pi }}{5}} \right)\) nhận giá trị bằng A. 10; B. -10; C. 0; D. Không phải ba giá trị trên Giải: Chọn C. (Để ý rằng các điểm của đường tròn lượng giác xác định bởi các số \(\alpha ,\alpha + \dfrac{\pi }{5},\alpha + \dfrac{{2\pi }}{5}, \ldots ,\alpha + \dfrac{{9\pi }}{5}\) là các đỉnh của một thập giác đều nội tiếp đường tròn đó hoặc để ý rằng: \(\cos \alpha = - \cos \left( {\alpha + \dfrac{{5\pi }}{5}} \right),\) \(\cos \left( {\alpha + \dfrac{\pi }{5}} \right) = - \cos \left( {\alpha + \dfrac{{6\pi }}{5}} \right), \ldots \)). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài tập Ôn tập chương VI – Góc lượng giác và công thức lượng giác
|