Câu 81 trang 51 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 2a) Chứng minh rằng A là trung điểm EF. Cho tam giác ABC. Qua mỗi đỉnh A, B, C kẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng cắt nhau tạo thành tam giác DEF (hình dưới) a) Chứng minh rằng A là trung điểm EF. b) Các đường cao của tam giác ABC là các đường trung trực của tam giác nào? Giải a) Xét ∆ABC và ∆CEA có: \(\widehat {ACB} = \widehat {CA{\rm{E}}}\) (so le trong, AE // BC) AC cạnh chung \(\widehat {CAB} = \widehat {AC{\rm{E}}}\) (so le trong, CE // AB) Do đó: ∆ABC = ∆CEA (g.c.g) \( \Rightarrow \) AE = BC (1) Xét ∆BAC và ∆ABF: \(\widehat {ABC} = \widehat {{\rm{BAF}}}\) (so le trong, BF // AC) AB cạnh chung \(\widehat {BAC} = \widehat {ABF}\) (so le trong, BF // AC) Do đó: ∆BAC = ∆ABF (g.c.g) \( \Rightarrow \) AF = BC (2) Từ (1) và (2) suy ra: AE = AF. Vậy A là trung điểm EF. b) Kẻ \({\rm{A}}H \bot BC\) EF // BC (gt) \( \Rightarrow \) \(AH \bot EF\) AE = AF (chứng minh trên) Vậy đường cao AH là đường trung trực của EF. Chứng minh tương tự câu a, ta có B là trung điểm DF và DF // AC nên đường cao kẻ từ đỉnh B của ∆ABC là đường trung trực của DF. Ta có C là trung điểm DE và DE // AB nên đường cao kẻ từ đỉnh C của ∆ABC là đường trung trực của DE. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
|
Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định.