Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu I.4 trang 123 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho hình bình hành ABCD có

Cho hình bình hành ABCD có \(\widehat A = 120^\circ \), AB = a, BC = b. Các đường phân giác của bốn góc A, B, C, D cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ. Tính diện tích tứ giác MNPQ.

Gợi ý làm bài

(h.bs.21). 

Đường phân giác của góc A cắt đường phân giác của góc D tại M thì tam giác ADM có hai góc bằng 

60º và 30º nên các đường phân giác đó vuông góc với nhau. Lập luận đó chứng tỏ hình MNPQ có 4 góc vuông nên MNPQ là hình chữ nhật.

Trong tam giác vuông ADM có \(DM = AD\sin \widehat {DAM} = b\sin 60^\circ  = {{b\sqrt 3 } \over 2}.\)

Trong tam giác vuông DCN ( N là giao của đường phân giác góc D và đường phân giác góc C) có \(DN = DC\sin \widehat {DCN}{\rm{ = asin60}}^\circ {\rm{ = }}{{a\sqrt 3 } \over 2}.\)

Vậy \(MN = DN - DM = (a - b){{\sqrt 3 } \over 2}.\)

Trong tam giác vuông DCN có \(CN = CD\cos 60^\circ  = {a \over 2}.\) Trong tam giác vuông BCP ( P là giao của đường phân giác góc C với đường phân giác góc B) có \(CP = CB\cos 60^\circ  = {b \over 2}.\)

Vậy: \(NP = CN - CP = {{a - b} \over 2}.\)

Suy ra diện tích hình chữ nhật MNPQ là 

\(MN \times NP = {(a - b)^2}{{\sqrt 3 } \over 4}\)

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.