Xem Hình 8.28 Kể tên các góc mà em thấy trên hình. Trong đó góc nào là góc bẹt?
Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa các cạnh của hai góc aOx và aOy
Một điểm trong của góc aOx có thể cũng là điểm trong của góc aOy hay không? Hãy nêu một nhận xét tương tự đối với các điểm trong của góc aOy.
Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt. Trên tia OA, ta lấy điểm M tùy ý khác O.
Vẽ góc xOy không bẹt và điểm M là điểm trong của góc đó. Qua M, vẽ một đường thẳng cắt hai cạnh của góc tại A và B sao cho A ∈ Ox và B ∈ Oy. Hỏi trong ba điểm A, B và M, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Trên hai cạnh của góc xOy, ta lấy hai điểm A và B không trùng với O sao cho A ∈ Ox, B ∈ Oy. Gọi M là một điểm tùy ý nằm giữa hai điểm A và B. Hỏi M có phải là một điểm trong của góc xOy hay không?
Cho góc xOy không bẹt. Từ hai bài 8.45 và 8.46, hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai khái niệm: điểm trong của một góc và điểm nằm giữa hai điểm.
Vẽ góc xMy có số đo bằng 45o, sau đó vẽ tia đối Mx’ của tia Mx và tia đối My’ của tia My.
Kể tên tất cả 4 góc có đỉnh M, không kể các góc bẹt
Dùng thước đo góc để đo 4 góc đã nêu trong bài 8.49 rồi viết ra các cặp góc bằng nhau. Trong các góc đó, góc nào là góc nhọn? Góc nào là góc tù?
Đo các góc ABC, ACB, BAC của tam giác ABC rồi sắp xếp các góc đó theo thứ tự từ lớn đến bé.
Tính tổng các số đo của ba góc ABC, ACB, BAC
Khi đặt thước đo góc để tâm của thước trùng với đỉnh O của góc xOy, Hùng thấy cạnh Ox đi qua vạch 110 ở vòng cung trong, cạnh Oy đi qua vạch 140 ở vòng cung ngoài. Xem hình 8.31 và cho biết số đo của góc xOy bằng bao nhiêu độ?
1. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây: A. Hai tia chung gốc là hai tia đối nhau. B. Hai tia đối nhau thì không có điểm chung
Câu nào sai trong các câu sau đây? A. Hai đường thẳng song song thì chúng không cắt nhau B. Hai đường thẳng không cắt nhau thì chúng song song
3. Nếu A và B là hai điểm phân biệt thì: A. AB và BA là hai đường thẳng khác nhau B. AB và BA là hai đoạn thẳng trùng nhau
4. Nếu M là một điểm của đoạn thẳng AB thì: A. M trùng với điểm A ; B. M nằm giữa hai điểm A và B
5. Với câu hỏi: “Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng MN?”, có 4 bạn trả lời như sau. Em hãy cho biết bạn nào trả lời đúng.
6. Nếu hai góc bằng nhau thì: A. Hai góc đó phải có chung đỉnh; B. Hai góc đó phải có chung các cạnh
Xem hình 8.32 và điền tên cho các điểm và đường thẳng còn lại biết rằng: 1. Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại C; 2. Hai đường thẳng b và c cắt nhau tại A; 3. Hai đường thẳng a và c cắt nhau tại B.