Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Dấu gạch ngang trang 15, 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Dấu gạch ngang trang 15, 16 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

I. Nhận xét

Câu 1 trang 15 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?

NHÂN VẬT TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC

- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

- Hồng trong câu chuyện Làm chị.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.

- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh. 

Lời giải:

Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê tên các nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ đã học.

II. Bài học

Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

III. Luyện tập

Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Lời giải:

Trẻ em có các bổn phận sau đây:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;

- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè;

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Em là một học sinh lớp 4. Ở nhà hay trên trường bố mẹ, thầy cô luôn dạy cho em những điều hay lẽ phải. Điều đó đã khiến em trở thành một người con ngoan trò giỏi:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;

- Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Bài tham khảo 2:

Vào đầu năm học, do em muốn thử sức của bản thân nên khi cô giáo muốn bầu ra lớp trưởng thì em đã tự đề cử bản thân. Trong một năm học, em luôn cố gắng để hoàn tốt các nhiệm vụ được giao nên em được cô và các bạn nhận xét là:

- Gương mẫu

- Chăm chỉ

- Học giỏi

- Tốt bụng

- Thân thiện

Khi nghe cô và các bạn nhận xét như vậy, em thấy rất vui và tự hào vì thành quả mà mình đã cố gắng suốt trong một năm học và em cũng sẽ cố gắng để trở thành một lớp trưởng tốt hơn nữa.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 1. Chân dung của em