Đọc - Xôn xao mùa hè trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạoCùng bạn hỏi – đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè. Xôn xao mùa hè. Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè. Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào. Theo em, vì sao bài thơ có tên là “Xôn xao mùa hè”. Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè. Đọc mở rộng. * Nội dung chính Xôn xao mùa hè: Xuyên suốt bài thơ là những dấu ấn đậm chất mùa hè, đồng thời bài thơ cũng được lồng ghép tình cảm của tác giả dành cho mùa hè. * Khởi động Câu hỏi trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST Cùng bạn hỏi - đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè Phương pháp: Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình. Lời giải: Cắm trại, thả diều, đi bơi,... * Khám phá và luyện tập Đọc Văn bản: Xôn xao mùa hè (trích) (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 17) Mùa hè chui vào quả mít Hoá thành múi mật vàng ong Mùa hè mặt trời đỏ chót Chăn đàn dưa hấu bên sông.
Mùa hè trèo lên cây phượng Giăng đèn hoa đỏ cho em Mùa hè bay qua mặt ruộng Từng bông lúa dậy hương chiêm. Mùa hè vẫn thường dậy sớm Luyện thanh cùng với bầy chim Mùa hè chơi trò tìm trốn Tiếng ve ẩn hiện gọi mình.
Mùa hè ngồi bên lũ trẻ Nối dây cho diều lên cao Mùa hè bay lên thật dễ Với cùng tiếng sáo xôn xao... Nguyễn Hữu Quý * Câu hỏi và bài tập Câu 1 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè? Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Phương pháp: Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Quả mít: múi mật vàng ong. Mặt trời: đỏ chót. Dưa hấu: đàn, bên sông. Cây phượng: đèn hoa đỏ. Mặt ruộng. Bông lúa: dậy hương chiêm. Bầy chim: luyện thanh. Tiếng ve: ẩn hiện. Lũ trẻ: nối dây diều. Diều: lên cao. Tiếng sáo: xôn xao. Câu 2 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào? Phương pháp: Em dựa vào bài đọc để trả lời. Lời giải: Mùa hè gắn bó với lũ trẻ cùng những trò chơi thả diều, thổi sáo. Câu 3 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST Theo em, vì sao bài thơ có tên là "Xôn xao mùa hè"? Lời giải: Vì mùa hè trong bài thơ hiện lên với những hình ảnh, âm thanh như tiếng chim, tiếng ve, tiếng sáo. Câu 4 trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 CTST Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè? Lời giải: Bài thơ gợi cho em nhớ tới những ngày nghỉ hè yên bình, vui tươi với những loại hoa quả chín ngọt, những cánh đồng lúa vàng ươm, tiếng chim hót ríu rít vào mỗi buổi sáng sớm, tiếng ve kêu rộn rã cả ngày. Mùa hè là những chùm phượng đỏ tươi phủ kín sân trường, là những trò chơi dân gian cùng đám bạn mỗi buổi chiều. Đọc mở rộng Lời giải: Niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt. Đi chợ Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng và hai cái bát, dặn: - Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé! Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về hỏi bà: - Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm? Bà phì cười: - Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được. Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về, hỏi: - Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ? (Truyện cười dân gian) Niềm vui, tiếng cười trong lao động. Uống sữa rất nguy hiểm Ông George đã 60 tuổi và rất yếu. Tháng trước, vợ ông bảo đi khám bác sỹ nhưng ông kiên quyết từ chối. Nhưng tuần này ông thấy mệt mỏi quá nên đành phải đi đến phòng khám. Bác sĩ Brown bảo: – Ông uống rượu quá nhiều đấy. Ðừng uống whisky. Hãy uống sữa. – Ái chà, thưa bác sĩ, không được đâu, uống sữa rất nguy hiểm. Bác sĩ cười: – Nguy hiểm ư? Sao uống sữa lại nguy hiểm? – Còn không à? Năm ngoái sữa đã giết chết ông bạn thân của tôi đấy. – Sao lại thế được. – Con bò ngã đè lên ông ấy, không cứu kịp. (101 truyện cười nghề nghiệp) Phê phán cái xấu Thầy bói xem voi Được ngày rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói và bói bài tây cả nên năm ông thầy bói mù cùng nhau ngồi tán phét. Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem. Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán. Thầy sờ vòi của voi thì phán: – Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi Thầy sờ ngà voi thì lại phán: – Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn Tiếp đến thầy sờ tai thì phán: – Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc Thầy sờ chân voi phản ứng ngay: – Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy Cuối cùng thầy sờ đuôi phán: – Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán. (Truyện cười dân gian) b) Ghi chép những nội dung thú vị vào Nhật kí đọc sách c) Cùng bạn chia sẻ: - Truyện đã đọc - Nhật kí đọc sách d) Thi Cây hài nhí: Kể và chia sẻ lí do em thích câu chuyện. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Xôn xao mùa hè
|
Từ ngữ in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào dưới đây. Đặt câu hỏi cho từng từ ngữ in đậm trong các câu sau. Đọc các câu ở bài tập 1 và bài tập 2, cho biết. Từ ngữ in đậm nào nêu người, vật,..được nói đến trong câu. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau. Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp thay cho mỗi chỗ trống
Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở. Dựa vào bài tập 2 trang 16 (TV4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây bóng mát. Sưu tầm 1 – 2 tranh, ảnh về hoạt động của trẻ em vào mùa hè. Chia sẻ cảm xúc của em về một trải nghiệm thú vị trong mùa hè
Nói 1 – 2 câu về vẻ đẹp của bầu trời vào một buổi trong ngày. Trong ánh bình minh. Khi ánh nắng mới lên, cảnh vật có gì đáng chú ý. Tác giả cảm nhận như thế nào về sự thay đổi của mặt trời vào buổi bình minh. Những con vật nào xuất hiện lúc bình minh. Bài học giúp em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của các loài vật trong rừng. Theo em, tại sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Xác định chủ ngữ của từng câu. Cho biết mỗi chủ ngữ tìm được trả lời cho câu hỏi nào. Tìm vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu. Thay ngôi sao trong mỗi đoạn văn sau bằng chủ ngữ phù hợp trong khung. Đặt 1 – 2 câu. Có chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai