Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 102, 103 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều

Giải SGK Toán lớp 6 trang 102, 103 tập 1 Cánh Diều - Bài tập cuối chương 6. Bài 2. Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong Hình 90, Hình 91, Hình 92, Hình 93.

Bài 1 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

a) Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89.

 

b) Vẽ hai điểm M, N và đường thẳng đi qua hai điểm đó.

Phương pháp:

a) Đọc tên điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong Hình 89.

b) Vẽ hai điểm M, N sau đó vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.

Lời giải:

a) Trong Hình 89:

- Có một đường thẳng là đường thẳng a.

- Có một đoạn thẳng là đoạn thẳng AB.

- Có hai điểm là điểm A và điểm B.

b) - Vẽ hai điểm M, N:

- Dùng cạnh thước thẳng đặt vào hai điểm M và N

Ta được đường thẳng đi qua hai điểm M và N:

Bài 2 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau trong Hình 90, Hình 91, Hình 92, Hình 93.

Phương pháp:

- Hai đường thẳng không có điểm chung nào thì chúng song song với nhau

- Hai đường thẳng có một điểm chung thì chúng cắt nhau.

Lời giải:

Hình 90 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng a và đường thẳng b.

Hình 91 biểu diễn hai đường thẳng cắt nhau là đường thẳng c và đường thẳng d.

Hình 92 biểu diễn hai đường thẳng song song là đường thẳng AB và đường thẳng CD.

Hình 93 biểu diễn hai đường thảng cắt nhau là đường thẳng MQ và đường thẳng PN.

Bài 3 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

a) Đọc tên ba điểm thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong Hình 94.

b) Đọc tên ba điểm không thẳng hàng trong Hình 94.

c) Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Phương pháp:

• Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.

• Khi ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng.

Lời giải:

a) Điểm A, Q, B thẳng hàng, điểm Q nằm giữa A và B

b) Ba điểm không thẳng hàng A, Q, S hoặc A, B, S hoặc Q, B, S

c)

Bài 4 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Trên đường thẳng xy lấy một điểm O. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm. Trên tia Oy lấy hai điểm B và C sao cho OB = 3 cm và OC = a (cm), với 0 < a < 3.

a) Điểm 0 có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

b) Xác định giá trị của a để C là trung điểm của đoạn thẳng OB.

Phương pháp:

Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho MA = MB.

Lời giải:

a) Ta có A nằm trên tia Ox, B nằm trên tia Oy mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên A và B nằm khác phía so với điểm O hay O nằm giữa A và B.

Mặt khác OA = OB = 3cm.

Suy ra O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Ta có B và C cùng nằm trên tia Oy và 0 < a < 3 nên C nằm giữa hai điểm O và B.

Để C là trung điểm của đoạn thẳng OB thì 

Suy ra a = OC = 1,5 cm.

Vậy a = 1,5 cm.

Bài 5 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 95.

a) Đọc tên các tia có trong hình.

b) Đọc tên các góc có trong hình.

Phương pháp:

- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia Ox.

- Góc là hình gồm hai tia chung gốc

Lời giải:

a) Tia IA, tia Iz, tia Ix

b) Góc AIz, góc zIx, góc AIx

Bài 6 trang 102 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Quan sát Hình 96.

a) Đọc tên bốn cặp tia đối nhau.

b) Đọc tên bốn cặp tia trùng nhau.

Phương pháp:

- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.

- Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

Lời giải:

a) Bốn cặp tia đối nhau là: Oy và Ox; Oy và OA; Ay và Ax; By và Bx.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia đối nhau khác là: Oy và OB, Ay và AB, AO và Ax, AO và AB, BO và Bx, BA và Bx).

b) Bốn cặp tia trùng nhau là: OA và OB, OA và Ox, By và BO, AO và Ay.

(Ngoài ra trên Hình 96 còn có các cặp tia trùng nhau khác là: AB và Ax, BA và BO, BA và By).

Bài 7 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Trong Hình 97, đọc tên các điểm:

a) Nằm trong góc xOy;

b) Nằm ngoài góc xOy.

Phương pháp:

Quan sát hình 97 và nêu các điểm nằm trong và ngoài góc xOy.

Lời giải:

a) Các điểm nằm trong góc xOy là: A và B.

b) Các điểm nằm ngoài góc xOy là: C và D.

Bài 8 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Đo các góc trong Hình 98 và chỉ ra góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

Phương pháp:

Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.

Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.

Lời giải:

\(\widehat {xOy} = {90^0}\) là góc vuông

\(\widehat {zAt} = {60^0}\) là góc nhọn

\(\widehat {mBn} = {180^0}\) là góc bẹt

\(\widehat {pCq} = {120^0}\) là góc tù.

Bài 9 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Chọn từ “nhọn”, “vuông”, “tù”, “bẹt” thích hợp cho [?] :

a) Nếu \(\widehat {xOy} = {90^0}\) thì góc xOy là góc [?];

b) Nếu \(\widehat {mIn} = {75^0}\) thì góc mIn là góc [? ];

c) Nếu \(\widehat {uHy} = {136^0}\) thì góc uHy là góc [?];

d) Nếu \(\widehat {zEt} = {180^0}\)thì góc zEt là góc [?] .

Phương pháp:

Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.

Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.

Lời giải:

a) Nếu \(\widehat {xOy} = {90^0}\) thì góc xOy là góc [vuông]

b) Nếu \(\widehat {mIn} = {75^0}\) thì góc mIn là góc [nhọn]

c) Nếu \(\widehat {uHy} = {136^0}\) thì góc uHy là góc [tù]

d) Nếu \(\widehat {zEt} = {180^0}\)thì góc zEt là góc [bẹt].

Bài 10 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Cho \(\widehat {xOy} = {90^0}\) và điểm M nằm trong góc đó. Góc xOM là góc nhọn hay góc tù?

Phương pháp:

Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

Lời giải:

Bài 11 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Dùng thước đo góc để đo các góc tại đỉnh của ngôi sao, mặt thớt gỗ ở hình dưới đây.

Phương pháp:

Dùng thước đo góc để đo các góc tại đỉnh của ngôi sao, mặt thớt gỗ.

Lời giải:

Các góc đỉnh của ngôi sao bằng \({30^0}\)

Các góc mặt thớt gỗ bằng \({120^0}\).

Bài 12 trang 103 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều

Tìm trong thực tiễn các hình ảnh về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, tia, góc.

Phương pháp:

Tìm hình ảnh về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, tia, góc trong thực tiễn mà em thấy

Lời giải:

Điểm: Vì sao trên trời

Đường thẳng: Sợi chỉ, sợi dây căng thẳng

Đoạn thẳng: Cây thước

Trung điểm của đoạn thẳng: Gáy sách với 2 mép sách

Tia: Tia sáng từ mặt trời 

Góc: Mở quyển sách ở góc 90 độ.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài tập cuối chương 6