Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 88 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1Cho đường tròn (O; 5 cm) , điểm M nằm ngoài (O) sao cho hai tiếp tuyến MA và MB (A; B là hai tiếp điểm) vuông góc với nhau tại M. a) Tính độ dài MA và MB. b) Qua giao điểm I của đoạn thẳng MO và đường tròn (O), vẽ một tiếp tuyến cắt OA, OB lần lượt tại C, D. Tính độ dài CD. Bài 1 trang 88 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Trong Hình 14, MB, MC lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B, C; \(\widehat {COB} = {130^o}\). Tính số đo \(\widehat {CMB}\) . Phương pháp: Tính \(\widehat {CMB}\) bằng cách dựa vào tính chất trong một tứ giác tổng các góc bằng 360o. Lời giải: Bài 2 trang 88 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 15. Biết AB, AC lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B, C. Tính giá trị của x. Phương pháp: Chứng minh hai tam giác ABO = tam giác ACO theo cạnh góc cạnh. Sau đó suy ra AB = AC để tìm x. Lời giải: Ta có AB, AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt nhau tại A nên AB = AC hay 7x – 4 = 3x + 8. Giải phương trình: 7x – 4 = 3x + 8 4x = 12 x = 3. Vậy x = 3. Bài 3 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Trong Hình 16, AB = 9; BC = 12; AC = 15 và BC là đường kính của đường tròn (O). Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn (O). Phương pháp: Chứng minh \(\widehat {CBA} = {90^o}\) hay \(AB \bot BO\) suy ra AB là tiếp tuyến. Lời giải: Xét ∆ABC có: ⦁ AB2 + BC2 = 92 + 122 = 225; ⦁ AC2 = 152 = 225. Do đó AB2 + BC2 = AC2, Theo định lí Pythagore đảo, ta có ∆ABC vuông tại B. Suy ra AB ⊥ BC hay AB ⊥ OB. Xét đường tròn (O) có AB ⊥ OB tại B thuộc đường tròn (O) nên AB là tiếp tuyến của đường tròn (O). Bài 4 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho tam giác ABC có đương tròn (O) nằm trong và tiếp xúc với ba cạnh của tam giác. Biết AM = 6 cm; BP = 3 cm; CE = 8 cm (Hình 17). Tính chu vi tam giác ABC. Phương pháp: - Dựa vào tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau để chứng minh BM = BP, AM = AE, CE = CP. - Tính chu vi tam giác bằng AB + AC + BC. Lời giải:
Ta có: ⦁ AE, AM là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại A nên AE = AM = 6 cm (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). ⦁ BM, BP là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại B nên BM = BP = 3 cm (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). ⦁ CP, CE là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại C nên CP = CE = 8 cm (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). Chu vi tam giác ABC là: AB + BC + CA = AM + BM + BP + CP + CE + AE = 6 + 3 + 3 + 8 + 8 + 6 = 34 (cm). Bài 5 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho đường tròn (O; R) có đường kính AB. Vẽ dây AC sao cho AC = R. Gọi I là trung điểm dây AC. Đường thẳng OI cắt tiếp tuyến Ax tại M. Chứng minh rằng: a) \(\widehat {ACB}\) có số đo bằng 90o, từ đó suy ra độ dài của BC theo R; b) OM là tia phân giác của \(\widehat {COA}\). c) MC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R). Phương pháp: - Dựa vào dữ kiện đề bài để vẽ hình. - Tính BC bằng cách áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông ABC rồi rủ BC theo R. - Chứng minh OI \( \bot \) AC, tam giác OAC là tam giác cân suy ra OI vừa là trung tuyến và vừa phân giác \(\widehat {COA}\) nên OM là tia phân giác của \(\widehat {COA}\). - Chứng minh tam giác AOM = tam giác OCM suy ra \(\widehat {OAM} = \widehat {OCM} = {90^o}\). Do đó, MC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R). Lời giải:
Bài 6 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho đường tròn (O; 5 cm) , điểm M nằm ngoài (O) sao cho hai tiếp tuyến MA và MB (A; B là hai tiếp điểm) vuông góc với nhau tại M. a) Tính độ dài MA và MB. b) Qua giao điểm I của đoạn thẳng MO và đường tròn (O), vẽ một tiếp tuyến cắt OA, OB lần lượt tại C, D. Tính độ dài CD. Phương pháp: - Dựa vào dữ kiện đề bài để vẽ hình. - Chứng minh tứ giác AOBM là hình vuông suy ra đô dài MA và MB. - Chứng minh OI \( \bot \) AC, tam giác OAC là tam giác cân suy ra OI vừa là trung tuyến và vừa phân giác \(\widehat {COA}\) nên OM là tia phân giác của \(\widehat {COA}\). - Chứng minh tam giác OCD cân tại O suy ra OI là đường trung tuyến. Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác CIO ta tính CI suy ra CD. Lời giải: Do đó tứ giác OAMB là hình chữ nhật. Lại có OA = OB = 5 cm (do A, B nằm trên đường tròn (O; 5 cm)). Suy ra hình chữ nhật OAMB là hình vuông, nên MA = MB = OA = OB = 5 cm.
Vậy CD = CI + DI = 5 + 5 = 10 (cm). Bài 7 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Cho đường tròn (O) , điểm M nằm ngoài (O) sao cho hai tiếp tuyến MA và MB (A; B là hai tiếp điểm) thoả mãn \(\widehat {AMB} = {60^o}\). Biết chu vi tam giác MAB là 18 cm, tính độ dài dây AB. Phương pháp: - Dựa vào dữ kiện đề bài để vẽ hình. - Chứng minh tam giác AOM = tam giác BMO. Suy ra MA = MB thì tam giác AMB cân tại M - Chứng minh tam giác AMB đều suy ra độ dài AB từ chu vi tam giác MAB. Lời giải: Vì MA và MB là hai tiếp tuyến tại A, B của đường tròn (O) cắt nhau tại M nên MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau). Do đó ∆MAB cân tại M, lại có nên ∆MAB là tam giác đều. Suy ra MA = MB = AB. Chu vi ∆MAB là: MA + MB + AB = 3AB. Theo bài, chu vi tam giác MAB là 18 cm nên 3AB = 18, do đó AB = 6 (cm). Vậy AB = 6 cm. Bài 8 trang 89 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Trong Hình 18, AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B. a) Tính bán kính r của đường tròn (O). b) Tính chiều dài cạnh OA của tam giác ABO. Phương pháp: - Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông OAB ta có hệ thức theo r rồi tính r. - Thay r từ đó ta tính cạnh OA. Lời giải: a) Vì AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B nên AB ⊥ OB tại B. Xét ∆OAB vuông tại B, theo định lí Pythagore, ta có: OA2 = OB2 + AB2 Suy ra (OC + CA)2 = OB2 + AB2 Do đó (r + 2)2 = r2 + 42. (*) Giải phương trình (*): (r + 2)2 = r2 + 42 r2 + 4r + 4 = r2 + 16 4r = 12 r = 3. Vậy bán kính của đường tròn (O) là r = 3. b) Ta có OA = OC + CA = r + 2 = 3 + 2 = 5 (cm). Vậy OA = 5 cm. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn
|
Cho đường tròn (O; 5 cm) và điểm M sao cho OM = 10 cm. Qua M vẽ hai tiếp tuyến với đường tròn tại A và B. Tính số đo góc ở tâm được tạo bởi hai tia OA và OB.