Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 104 SGK Toán 9 Cánh Diều tập 1

Đồng hồ treo tường trang trí ở Hình 29 gợi nên vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Quan sát Hình 29 và chỉ ra hình ảnh đường thẳng và đường tròn: a) Cắt nhau; b) Tiếp xúc nhau; c) Không giao nhau.

Bài 1 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh Diều

Đồng hồ treo tường trang trí ở Hình 29 gợi nên vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Quan sát Hình 29 và chỉ ra hình ảnh đường thẳng và đường tròn:

a) Cắt nhau;

b) Tiếp xúc nhau;

c) Không giao nhau. 

Phương pháp:

Dựa vào quan sát trực quan để đưa ra nhận xét.

Lời giải:

a) Đường thẳng màu đen cắt đường tròn màu cam.

b) Đường thẳng màu đen tiếp xúc với đường tròn màu xanh mạ non.

c) Đường thẳng màu vàng không giao nhau với đường tròn màu đỏ.

Bài 2 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh Diều

Trong Hình 30, mép ngoài cửa ra vào có dạng một phần của đường tròn bán kính 1,6m. Hãy tính chiều cao \(HK\) của cửa đó, biết \(AH = 0,9m\).

 

Phương pháp:

Áp dụng định lí Pythagore để tính.

Lời giải:

Xét ∆OAH vuông tại H, theo định lý Pythagore ta có:

OA2 = OH2 + AH2

Suy ra OH2 = OA2 – AH2 = 1,62 – 0,92 = 1,75.

 Do đó OH = 

Khi đó, HK = OH + OK =

Vậy chiều cao của cửa là khoảng 2,9 mét.

Bài 3 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh Diều

Trên mặt phẳng, một vật nhỏ chuyển động trên đường tròn tâm \(O\) bán kính 2m, một vật nhỏ khác chuyển động trên đường thẳng \(a\) bằng 3m. Hai vật nhỏ có bao giờ gặp nhau không?

Phương pháp:

Dựa vào hệ thức giữa \(d\) và \(R\) để xác định.

Lời giải:

Vì 3 > 2 nên khoảng cách từ O đến đường thẳng a lớn hơn bán kính của đường tròn (O; 2 m).

Vậy đường thẳng a và đường tròn (O; 2 m) không giao nhau nên hai vật nhỏ không bao giờ gặp nhau.

Bài 4 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh Diều

Cho bốn điểm \(O,M,N,P\) cùng nằm trên một đường thẳng sao cho điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(N\); điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(M\) và \(P\). Gọi \(a,b,c\) lần lượt là các đường thẳng đi qua \(M,N,P\) và vuông góc với đường thẳng \(OP\). Xác định vị trí tương đối của mỗi đường thẳng \(a,b,c\) và đường tròn \(\left( {O;ON} \right)\).

Phương pháp:

Vẽ hình, dựa vào hình ảnh trực quan để xác định.

Lời giải:

– Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM < ON suy ra khoảng cách từ O đến đường thẳng a nhỏ hơn bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng a và đường tròn (O; ON) cắt nhau.

– Vì khoảng cách từ O đến đường thẳng b (là ON) bằng bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng b và đường tròn (O; ON) tiếp xúc nhau.

– Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N; điểm N nằm giữa hai điểm M và P nên điểm N nằm giữa hai điểm O và P.

Suy ra OP > ON nên khoảng cách từ O đến đường thẳng c lớn hơn bán kính của đường tròn (O; ON). Vậy đường thẳng b và đường tròn (O; ON) không giao nhau.

Bài 5 trang 104 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh Diều

Cho điểm \(O\) và đường thẳng \(a\) không đi qua \(O\).

a) Vẽ điểm \(H\) là hình chiếu của điểm \(O\) trên đường thẳng \(a\).

b) Từ đó, vẽ ba đường tròn tâm \(O\) lần lượt: không giao với đường thẳng \(a;\) tiếp xúc với đường thẳng \(a;\) cắt đường thẳng \(a\) tại hai điểm phân biệt.

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức vừa học để vẽ hình.

Lời giải:

a) 

b)

Đường tròn (O; OM) không giao với đường thẳng a;

Đường tròn (O: OH) tiếp xúc với đường thẳng a;

Đường tròn (O; OK) cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B phân biệt.

Sachbaitap.com