Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 Cánh DiềuGiải SGK Toán lớp 6 trang 46 tập 1 Cánh Diều - Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Bài 4. Hãy chỉ ra 2 số tự nhiên mà mỗi số đó có đúng 3 ước nguyên tố. Bài 5. Phân tích số 84 ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước số của nó. Bài 1 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều Phân tích các số nguyên ra thừa số nguyên tố: 45, 78, 270, 299 Phương pháp: - Cách 1: Sử dụng phương pháp “rẽ nhánh”. - Cách 2: Sử dụng “Theo chiều dọc”. Lời giải: Học sinh có thể phân tích bằng cách viết "rẽ nhánh" hoặc "theo cột dọc". Có thể trình bày như sau: +) Phân tích số 45 bằng cách viết "theo cột dọc" Vậy 45 = 3 . 3. 5 = 32 . 5. +) Phân tích số 78 bằng cách viết "theo cột dọc": Vậy 78 = 2 . 3. 13. +) Phân tích số 270 bằng cách viết "rẽ nhánh": Ta có: 270 = 10 . 27 Vậy 270 = 2 . 5 . 3 . 3. 3 = 2 . 33 . 5. +) Phân tích số 299 bằng cách viết "theo cột dọc": Vậy 299 = 13 . 23. Bài 2 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều a) Biết \(400 = {2^4}{.5^2}\). Hãy viết 800 thành tích các thừa số nguyên tố b) Biết \(320 = {2^6}.5\). Hãy viết 3200 thành tích các thừa số nguyên tố Phương pháp: - Lấy 800 chia cho 400. Viết 800 thành tích của 400 và thương nhận được. - Viết 400 thành tích các thừa số nguyên tố. Lời giải: a) \(400 = {2^4}{.5^2}\) \(800 = 400.2 = {2.2^4}{.5^2} = {2^5}{.5^2}\) b) \(320 = {2^6}.5\) \(3200 = 320.10 = {2^6}.5.10 = {2^6}.5.2.5 = {2^7}{.5^2}\) Bài 3 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều a) Biết \(2700 = {2^2}{.3^3}{.5^2}\). Hãy viết 270 và 900 thành tích các thừa số nguyên tố b) Biết \(3600 = {2^4}{.3^2}{.5^2}\). Hãy viết 180 và 600 thành tích các thừa số nguyên tố Phương pháp: Dựa vào 2700:10=270, 3600:20=180, 3600:6=600 Lời giải: a) Ta có: 2 700 = 10 . 270 = 3 . 900 Mà 10 = 2 . 5 và 2 700 = 22 . 33 . 52 Do đó: 270 = 2 700 : 10 = (22 . 33 . 52) : (2 . 5) = (22 : 2) . 33 . (52 : 5) = 2 . 33 . 5 900 = 2 700 : 3 = (22 . 33 . 52) : 3 = 22 . (33 : 3) . 52 = 22 . 32 .52 Vậy 270 = 2 . 33 . 5 và 900 = 22 . 32 .52. b) Ta có: 3 600 = 20 . 180 = 6 . 600 Mà 20 = 2 . 10 = 2 . 2 . 5 = 22 . 5; 6 = 2 . 3 và 3 600 = 24 . 32 . 52 Do đó: 180 = 3 600 : 20 = (24 . 32 . 52) : (22 . 5) = (24 : 22) . 32 .(52 : 5) = 24-2 . 32 . 5 = 22 . 32 . 5 600 = 3 600 : 6 = (24 . 32 . 52) : (2 . 3) = (24 : 2) . (32: 3) . 52 = 24-1 . 3 . 52 = 23 . 3 . 52 Vậy 180 = 22 . 32 . 5 và 600 = 23 . 3 . 52. Bài 4 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều Hãy chỉ ra 2 số tự nhiên mà mỗi số đó có đúng 3 ước nguyên tố Phương pháp: Chỉ ra 2 số tự nhiên mà mỗi số đó có đúng 3 ước nguyên tố. Lời giải: Ta lấy tích của ba số nguyên tố khác nhau bất kì, ta được số tự nhiên có đúng ba ước nguyên tố. Ví dụ: 2 . 3. 5 = 30; 3 . 5 . 7 = 105; 5. 7 . 11 = 385; … Vậy hai số tự nhiên mà mỗi số có đúng 3 ước nguyên tố là: 30; 105. (Tương tự cách làm trên, các em có thể chọn hai số khác thỏa mãn yêu cầu). Bài 5 trang 46 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều Phân tích số 84 ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước số của nó. Phương pháp: Dựa vào kết quả phân tích các số nguyên tố để tìm tập hợp ước của nó. Lời giải: \(84 = {2^2}.3.7\) Ư(84) = {1; 2; 3; 4; 6; 7; 12; 14 ; 21; 28; 42; 84} Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
|
Giải SGK Toán lớp 6 trang 51 tập 1 Cánh Diều - Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất. Bài 1. Số 1 có phải là ước chung của hai số tự nhiên bất kì không? Vì sao? Bài 4. Tìm ƯCLN(126, 150). Từ đó hãy tìm tất cả các ước chung của 126, 150