Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 15 SGK Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạoGiải SGK Toán lớp 6 trang 15 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 3. So sánh phân số. Bài 2 trang 15: Tổ 1 gồm 8 bạn có tổng chiều cao là 115 dm. Tổ 2 gồm 10 bạn có tổng chiều cao là 138 dm. Hỏi chiều cao trung bình của các bạn ở tổ nào lớn hơn? Bài 1 trang 15 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo So sánh hai phân số. a) \(\frac{{ - 3}}{8}\) và \(\frac{{ - 5}}{{24}}\) b) \(\frac{{ - 2}}{{ - 5}}\) và \(\frac{3}{{ - 5}}\) c) \(\frac{{ - 3}}{{ - 10}}\) và \(\frac{{ - 7}}{{20}}\) c) \(\frac{{ - 5}}{4}\) và \(\frac{{23}}{{ - 20}}\). Lời giải: a) \(\frac{{ - 3}}{8} = \frac{{ - 3.3}}{{8.3}} = \frac{{ - 9}}{{24}}\) Vì -9 < -5 nên \(\frac{{ - 9}}{{24}} < \frac{{ - 5}}{{24}}\) Vậy \(\frac{{ - 3}}{8} < \frac{{ - 5}}{{24}}\). b) Cách 1: \(\frac{{ - 2}}{{ - 5}} = \frac{2}{5}; \frac{3}{{ - 5}} = \frac{-3}{{5}}\) Vì 2 > -3 nên \(\frac{2}{5} > \frac{-3}{{5}}\) Vậy \(\frac{{ - 2}}{{ - 5}} > \frac{3}{{ - 5}}\). Cách 2: \(\frac{{ - 2}}{{ - 5}} = \frac{2}{5} > 0\) mà \(\frac{3}{{ - 5}} < 0\) \(\Rightarrow\) \(\frac{{ - 2}}{{ - 5}} > \frac{3}{{ - 5}}\). c) \(\frac{{ - 3}}{{ - 10}} = \frac{3}{{10}} = \frac{{3.2}}{{10.2}} = \frac{6}{{20}}\) \(\frac{{ - 7}}{{ - 20}} = \frac{7}{{20}}\) Vì 6 < 7 nên \(\frac{6}{{20}} < \frac{7}{{20}}\) nên \(\frac{{ - 3}}{{ - 10}} < \frac{{ - 7}}{{ - 20}}\). d) \(\frac{{ - 5}}{4} = \frac{{ - 5.5}}{{4.5}} = \frac{{ - 25}}{{20}}; \frac{{ 23}}{{-20}}=\frac{{-23}}{{20}} \) Vì -25 < -23 nên \( \frac{{ - 25}}{{20}} < \frac{{-23}}{{20}} \) Vậy \(\frac{{ - 5}}{4} < \frac{{23}}{{ - 20}}\). Bài 2 trang 15 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Tổ 1 gồm 8 bạn có tổng chiều cao là 115 dm. Tổ 2 gồm 10 bạn có tổng chiều cao là 138 dm. Hỏi chiều cao trung bình của các bạn ở tổ nào lớn hơn? Phương pháp: Tính chiều cao trung bình của các bạn ở mỗi tổ = Tổng chiều cao : số bạn So sánh 2 chiều cao trung bình của 2 tổ Lời giải: Bài 3 trang 15 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo a) So sánh \(\frac{{ - 11}}{5}\) với \(\frac{{ - 7}}{4}\) bằng cách viết –2 ở dạng phân số có mẫu số thích hợp. Từ đó suy ra kết quả so sánh \(\frac{{ - 11}}{5}\) với \(\frac{{ - 7}}{4}\). b) So sánh \(\frac{{2020}}{{ - 2021}}\) với \(\frac{{ - 2022}}{{2021}}\). Lời giải: a) Ta có: \( - 2 = \frac{{ - 2}}{1} = \frac{{ - 40}}{{20}}\) \(\frac{{ - 11}}{5} = \frac{{ - 44}}{{20}} < \frac{{ - 40}}{{20}}\) nên \(\frac{{ - 11}}{5} < -2\). \(\frac{{ - 7}}{4} = \frac{{ - 7.5}}{{4.5}} = \frac{{ - 35}}{{20}} > \frac{{ - 40}}{{20}}\) nên \(\frac{{ - 7}}{4} > -2\) Vậy \(\frac{{ - 11}}{5} < \frac{{ - 7}}{4}\). b) Ta có: \(\frac{{2020}}{{ - 2021}} = \frac{{ - 2020}}{{2021}} > \frac{{ - 2022}}{{2021}}\) Nên \(\frac{{2020}}{{ - 2021}} > \frac{{ - 2022}}{{2021}}\) Bài 4 trang 15 SGK Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo Sắp xếp các số \(2;\,\frac{5}{{ - 6}}; \frac{3}{5};\, - 1;\,\frac{{ - 2}}{5};\,0\) theo thứ tự tăng dần. Phương pháp: Quy đồng mẫu số và so sánh các số âm từ đó sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần. Lời giải: Để sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần, ta làm như sau: Bước 1: Đưa các phân số vào hai nhóm: nhóm các phân số dương và nhóm các phân số âm. + Phân số dương là phân số có tử số và mẫu số là các số nguyên cùng dấu. + Phân số âm là phân số có tử số và mẫu số là các số nguyên trái dấu. Bước 2: So sánh các phân số dương với nhau, các phân số âm với nhau (bằng cách đưa về cùng mẫu số dương rồi so sánh tử số). Bước 3: Sắp xếp các phân số trên theo thứ tự từ tăng dần hoặc giảm dần (phân số âm luôn bé hơn phân số dương).
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. So sánh phân số
|
Giải SGK Toán lớp 6 trang 18 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài 4. Phép cộng và phép trừ phân số. Bài 3 trang 18: Người ta mở hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được (frac{1}{7}) bể, vòi thứ hai mỗi giờ chảy được (frac{1}{5}) bể. Nếu mở đồng thời cả hai vòi, mỗi giờ được mấy phần bể?