Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 51, 52 Vở bài tập (VBT) Toán 3 tập 1 - Kết nối tri thứcGiải bài 19. Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông tiết 2 trang 51, 52 Vở bài tập toán 3 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1, 2, 3, 4 trang 51, 52. Bài 1. a) Tô màu vàng vào hình vuông, màu xanh vào hình chữ nhật. Bài 1 trang 51 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT a) Tô màu vàng vào hình vuông, màu xanh vào hình chữ nhật. b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Trong hình vẽ có mấy hình chữ nhật? A. 1 hình B. 2 hình C. 3 hình D. 4 hình Phương pháp: a) Xác định các hình vuông, hình chữ nhật và tô màu b) Đếm số hình chữ nhật rồi chọn đấp án thích hợp Lời giải: a) Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình vuông và hình chữ nhật để nhận biết: Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau. Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông và tứ giác CDIH là hình chữ nhật. Ta tô màu như sau: b) Đáp án đúng là: B Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau. Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, ta thấy trong các hình vẽ đã cho có hai hình chữ nhật là: ABCD và EGIH. Bài 2 trang 51 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT Đ, S ? Cho hình vuông và hình chữ nhật như sau: Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn thẩng trong hình đã cho, ta có: a) Hình vuông có cạnh 5 cm. ....... b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm. ....... c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm. ...... Phương pháp: Dùng thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các cạnh. Lời giải: Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét để đo độ dài các đoạn thẳng, ta thấy:
Bài 3 trang 52 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT Hãy đo độ dài các đồ vật dưới đây bằng gang tay hoặc sải tay của em rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng ....... sải tay. b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng ....... gang tay. c) Bàn học của em có chiều dài khoảng ....... gang tay. d) Bàn học của em có chiểu rộng khoảng ....... gang tay. Phương pháp: Dùng gang tay và sải tay đo các đồ vật rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm. Lời giải: Học sinh tự thực hành và điền kết quả đo vào ô trống cho phù hợp. Chẳng hạn: a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng gần 3 sải tay. b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng 20 gang tay. c) Bàn học của em có chiều dài khoảng 10 gang tay. b) Bàn học của em có chiều rộng khoảng 6 gang tay. Bài 4 trang 52 VBT Toán 3 tập 1 - KNTT Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Một viên gạch hoa trang trí có cạnh 5 dm. Một hình chữ nhật được ghép bởi 6 viên gạch hoa như hình vẽ. a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là ...... dm. b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là ....... dm. Phương pháp:
Lời giải: a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 5 × 3 = 15 (dm) b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là: 5 × 2 = 10 (dm) Đáp số: a) 15 dm b) 10 dm Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 19. Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông
|
Giải bài 19. Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông tiết 3 trang 52, 53 Vở bài tập toán 3 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1, 2, 3 trang 52, 53. Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Giải bài 20. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí tiết 1 trang 54 Vở bài tập toán 3 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1, 2, 3 trang 54. Bài 3. Vẽ một hình chữ nhật và một hình vuông rồi tô màu.
Giải bài 20. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí tiết 2 trang 55 Vở bài tập toán 3 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1, 2 trang 55. Bài 2. Vẽ theo mẫu rồi tô màu trang trí.