Giải bài 10.5, 10.6, 10.7, 10.8, 10.9, 10.10 trang 120 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2Giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 120 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 10.5, 10.6, 10.7, 10.8, 10.9, 10.10. Một khối bê tông có dạng như Hình 10.29. Phần dưới của khối bê tông có dạng hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông có dạng 40 cm, chiều cao 25 cm. Phần trên của khối bê tông có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 100 cm. Tính thể tích của khối bê tông đó Bài 10.5 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Hãy cho biết đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao và một trung đoạn của hình chóp tứ giác đều S.EFGH Phương pháp: Quan sát hình 10.24 Lời giải: – Đỉnh: S. – Các cạnh bên: SE, SF, SG, SH. – Các mặt bên: SEF, SFG, SGH, SEH.
– Mặt đáy: EFGH. – Đường cao: SI. – Một trung đoạn: SK. Bài 10.6 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Trong các miếng bìa ở Hình 10.25, hình nào gấp lại cho ta một hình chóp tứ giác đều?
Phương pháp: Quan sát hình 10.25 Lời giải: Hình b) gấp lại thành một hình chóp tứ giác đều. Hình a) không thỏa mãn do chỉ có 3 mặt bên, hình c) không thỏa mãn do khi gấp lại ta thấy có 2 mặt bên trùng nhau nên không tạo thành 4 mặt bên. Bài 10.7 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Từ tờ giấy cắt ra một hình vuông rồi thực hiện các thao tác như hình 10.26 để có thể ghép được các mặt bên của hình chóp tứ giác đều. Phương pháp: Thực hiện theo yêu cầu của đề bài Lời giải: Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn ở đề bài. Bài 10.8 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, trung đoạn bằng 13 cm. (H.10.12). a) Tính diện tích xung quanh của hình chóp b) Tính diện tích toàn phần của hình chóp Phương pháp: Áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để tính. Lời giải: a) Nửa chu vi mặt đáy ABCD của hình chóp là: p = (10 . 4) : 2 = 20 (cm). Diện tích xung quanh của hình chóp S.ABCD là Sxq = p . d = 20 . 13 = 260 (cm2). b) Diện tích mặt đáy ABCD là: Sđ = 10 . 10 = 100 (cm2). Diện tích toàn phần của hình chóp S.ABCD là: Stp = Sxq + Sđ = 260 + 100 = 360 (cm2). Bài 10.9 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Bánh ít có dạng hình chóp tứ giác đều, cạnh đáy 3 cm, cao 3 cm. Tính thể tích một chiếc bánh ít. Phương pháp: - Tính diện tích đáy. - Thể tích của chiếc bánh ít. Lời giải: Diện tích đáy là: 3 . 3 = 9 (cm2). Thể tích một chiếc bánh ít là: V=S⋅h=⋅9⋅3=9(cm3). Bài 10.10 trang 120 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Một khối bê tông có dạng như Hình 10.29. Phần dưới của khối bê tông có dạng hình hộp chữ nhật, đáy là hình vuông có dạng 40 cm, chiều cao 25 cm. Phần trên của khối bê tông có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 100 cm. Tính thể tích của khối bê tông đó. Phương pháp: - Tính thể tích của hình hộp chữ nhât. - Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều. - Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều. - Thể tích của khối bê tông. Lời giải: Thể tích của hình hộp chữ nhật là: Vhhcn = 40 . 40 . 25 = 40 000 (cm3). Diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là: S = 40 . 40 = 1 600 (cm2). Thể tích của khối chóp tứ giác đều là: Vhc=13S⋅h=13⋅1 600⋅100=160 0003">Vhc=S⋅h=⋅1600⋅100=(cm3). Thể tích của khối bê tông là: V = Vhhcn + Vhc =40 000 + 160 0003=280 0003">= ≈ 93 333,3 Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 39. Hình chóp tứ giác đều
|
Giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 121, 122 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 10.11, 10.12, 10.13, 10.14. Tính thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC, biết diện tích đáy của nó bằng 15,6 cm2, chiều cao bằng 10 cm