Giải Bài 15: Gặt chữ trên non trang 63, 64 Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thứcCâu 1, 2, 3, 4, 5 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó? Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả? Câu 1 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó? Lời giải: - Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở ở trên vùng cao. - Những cảnh vật giúp em nhận biết điều đó là: + Nắng nhuộm hồng núi xanh/ Tiếng trống rung vách đá + Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu + Vượt suối lại băng rừng + Lớp học ngang lưng đồi Câu 2 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả? Lời giải: Những chi tiết cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả là: - Tiếng trống rung vách đá/ Giục đôi chân bước nhanh. - Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu - Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi - Lớp học ngang lưng đồi/ Gặt chữ trên đỉnh trời! Câu 3 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? Theo em, những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ? Lời giải: - Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh của tiếng trống, tiếng sáo, chim hát ríu ran. - Theo em, những âm thanh đó đem lại động lực đến trường đến lớp cho bạn nhỏ. Và những âm thanh đó tạo cho bạn nhỏ cảm xúc hứng khởi, phấn khích, tạo niềm vui trên con đường đến trường để bạn quên đi cái vất vả trước mắt. Câu 4 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì? Lời giải: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện nghị lực đến trường của các bạn nhỏ dù cho đường đến trường có xa xôi, trắc trở, có khó khăn gì đi nữa thì cũng phải vượt qua bởi lẽ có con chữ, có học mới có thể giúp các bạn nhỏ thoát ra khỏi cảnh nghèo khó, thiếu thốn trên vùng cao. Câu 5 trang 64 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao? Lời giải: Em thích hình ảnh: "Mắt em như sao sáng/ Gặt chữ trên đỉnh trời!" bởi vì đây là hai câu thơ thể hiện được nghị lực, sự nỗ lực và lòng quyết tâm không bỏ cuộc trước những khó khăn trắc trở ở vùng cao. Trái lại đôi mắt sáng ấy sáng rực như sao sáng khi bạn thấy được niềm vui đi học "gặt chữ". Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Tuần 8. Trải nghiệm và khám phá
|
Câu 1 trang 64; câu 2, 3 trang 65 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ dưới đây, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển. Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển?
Câu 1, 2 trang 65 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 67 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học. Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê?
Câu 1, 2, 3, 4 trang 68 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài. Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.