Giải bài 2.30 trang 37 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 - Kết nối tri thứcCho 6 hình vuông đơn vị, ta có hai cách xếp chúng để tạo thành các hình chữ nhật như hình dưới đây: Câu hỏi: Cho 6 hình vuông đơn vị, ta có hai cách xếp chúng để tạo thành các hình chữ nhật như hình dưới đây:
a) Nếu cho 7 hình vuông đơn vị thì ta có mấy cách xếp chúng thành các hình chữ nhật? b) Nếu cho 12 hình vuông đơn vị thì ta có mấy cách xếp chúng thành các hình chữ nhật? c) Cho n hình vuông đơn vị (n > 1). Với những số n nào thì ta chỉ có một cách xếp chúng thành hình chữ nhật? Với những số n nào thì ta có nhiều hơn một cách xếp chúng thành hình chữ nhật? Phương pháp: + Số hình vuông đơn vị bằng diện tích của hình chữ nhật xếp được. Do đó, ta cần tìm các bộ gồm 2 số có tích là số hình vuông + Có bao nhiêu bộ số thì có bấy nhiêu cách xếp hình chữ nhật Lời giải: Ở ví dụ chúng ta nhận thấy có 6 hình vuông đơn vị, ta có 2 cách xếp chúng Vì thế mà số hình vuông đơn vị bằng diện tích của hình chữ nhật khi đã xếp xong Hay chính là ta đi phân tích 6 thành tích của chiều dài và chiều rộng Ta có: 6 = 6. 1 = 3. 2 Vậy ta xếp 1 hàng 6 hình vuông đơn vị hoặc 2 hàng mỗi hàng có 3 hình vuông đơn vị a) Ta có 7 = 7. 1 Do vậy ta có 1 cách xếp chúng thành hình chữ nhật. Vậy ta xếp 1 hàng 7 hình vuông đơn vị
b) Ta có 12 = 12. 1 = 6. 2 = 4. 3 Do vậy ta có 3 cách xếp chúng thành hình chữ nhật. Vậy ta xếp 1 hàng 12 hình vuông đơn vị; 2 hàng mỗi hàng có 6 hình vuông đơn vị hoặc 3 hàng có 4 hình vuông đơn vị.
c) Với n hình vuông đơn vị (n > 1) ta chỉ có một cách xếp chúng thành hình chữ nhật khi n là số nguyên tố Lúc đó: n = n. 1 Vậy ta xếp 1 hàng n hình vuông đơn vị. +) Với n là hợp số thì n có nhiều hơn 1 cách phân tích thành tích của các số nên có nhiều hơn 1 cách sắp xếp chúng thành hình chữ nhật. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 10: Số nguyên tố - KNTT
|
a) Năm 1742, nhà toán học người Đức Goldbach gửi cho nhà toán học Thụy Sĩ Euler một bức thư viết rằng: Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 đều viết được thành tổng của ba số nguyên tố, ví dụ 7 = 2 + 2 + 3; 8 = 2 + 3 + 3.
Hãy tìm tập hợp Ư(105), Ư(140) và ƯC(105, 140)
Tìm ƯCLN của: a) 35 và 105; b) 15; 180 và 165.
Hãy tìm ước chung lớn nhất rồi tìm ước chung của các số sau: a) 72 và 90; b) 200; 245 và 125.