Giải Bài 3: Chơi bóng với bố trang 29, 30, 31, 32 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạoGiải VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 29, 30, 31, 32 Bài 3: Chơi bóng với bố. Khoanh tròn từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại cho đúng. Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? Câu 1 trang 29 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bản tin thể thao. Trả lời: - Tên bản tin: U23 Việt Nam vô địch SEA games 31 - Tên báo có bản tin: Báo người lao động. - Tên môn thể thao: Bóng đá - Thông tin: Bàn thắng từ pha đánh đầu hiểm hóc của Mạnh Dũng cuối hiệp 2 đủ đưa U23 Việt Nam vượt qua U23 Thái Lan, bảo vệ thành công chiếc HCV môn bóng đá nam SEA Games và viết lại lịch sử. Việt Nam trở thành đội đầu tiên vô địch SEA Games với thành tích giữ sạch lưới sau 43 năm . Câu 2 trang 29 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Nghe – viết: Cùng vui chơi (SGK, tr.49) Trả lời: Học sinh nghe viết vào vở ô ly. Cùng vui chơi (Trích) Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi, chân anh Bay lên rồi lộn xuống Dạo từng vòng quanh quanh.
Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đã thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất.
Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khoẻ người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui học càng vui. Tập đọc 3, 1980 Câu 3 trang 30 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống: a. Những cánh hoa ……….. ấy mỏng manh, dịu ………..àng rung rinh trong ………..ó. b. Tiếng trống vang lên ……..òn giã như thúc ……..ục chúng em nhanh chân đứng thành hang tập thể ……ục. Trả lời: a. Những cánh hoa giấy mỏng manh, dịu dàng rung rinh trong gió. b. Tiếng trống vang lên giòn giã như thúc giục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể dục. Câu 4 trang 30 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Khoanh tròn từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại cho đúng. Trả lời: a. Từ ngữ chưa đúng: miu trí, hoa lịu Viết lại: mưu trí, hoa lựu b. Từ ngữ chưa đúng: bân khuâng, múa lâng Viết lại: bâng khuâng, múa lân Câu 5 trang 31 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? Trận bóng trôi dần về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương. Bất ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng. - A, vào rồi! - Tuyệt quá! - Hoan hô 3B - 3B vô địch! Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng. Văn Thánh Lễ Các câu in nghiêng trong đoạn văn dùng để:………………… Trả lời: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dùng để bày tỏ cảm xúc. Câu 6 trang 31 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm thán theo hai cách. M: Sân bóng rộng. Sân bóng rộng quá! Chà, sân bóng rộng thật! a. Trận đấu hay. b. Thủ môn bắt bóng giỏi. Trả lời: a. Trận đấu hay. Trận đấu hay quá! Chà, trận đấu hay thật! b. Thủ môn bắt bóng giỏi. Thủ môn bắt bóng giỏi quá! Chà, thủ môn bắt bóng giỏi thật! Câu 7 trang 32 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Viết 1- 2 câu nêu cảm xúc của em: a. Khi tham gia luyện tập thể thao b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao Trả lời: a. Tham gia luyện tập thể thao thật vui! b. Chà, vận động viên kia chạy nhanh quá! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Niềm vui thể thao (Tuần 23 - 24)
|
Giải VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 32, 33 Bài 4: Ngọn lửa Ô-lim-pích. Viết và trang trí thông điệp vận động bạn bè, người thân tham gia luyện tập thể thao. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu hoặc một buổi luyện tập thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Giải VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 34, 35, 36 Bài 1: Giọt sương. Nối từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu trắng. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Giải VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 37, 38 Bài 2: Những đám mây ngũ sắc. Hoàn thành sơ đồ tìm ý cho đoạn văn tả một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch.
Giải VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 38, 39, 40, 41 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả. Viết từ ngữ chỉ tên gọi con vật, hoa, quả, chứa tiếng có. Gạch dưới câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép: