Giải bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 trang 61 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 61 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8. Bài 3.1: Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C? Bài 3.1 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C? Phương pháp: Quan sát các nhiệt để trả lời Lời giải: Nhiệt độ mỗi nhiệt kế chỉ lần lượt là: -7oC; 31oC ; 0oC; -22oC Bài 3.2 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Hãy sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây: a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45 m và độ sâu lớn nhất là 80 m dưới mực nước biển b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 25°C dưới 0o C c) Năm 2012, núi lửa Havre (Bắc New Zealand) phun ra một tro từ độ sâu 700 m dưới mực nước biển. Phương pháp: - Độ sâu dưới mực nước biển tức là là độ cao là số nguyên âm - Nhiệt độ dưới 0oC kí hiệu bằng số nguyên âm Lời giải: a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan khoảng - 45m và độ cao thấp nhất là - 80m. b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -25oC. c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m. Bài 3.3 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Em hiểu ý nghĩa của mỗi câu sau như thế nào (diễn tả bằng một câu không sử dụng số km): a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến -50°C; b) Cá voi xanh có thể lặn được -2 500 m. Phương pháp: - Độ sâu dưới mức nước biển kí hiệu bằng số nguyên âm - Nhiệt độ dưới 0oC kí hiệu bằng số âm Lời giải: a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến dưới 0oC b) Cá voi xanh có thể lặn được độ sâu 2 500m dưới mực nước biển. Bài 3.4 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Hãy biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3, -3, -5; 6; -4; 4. Phương pháp: Với a > 0 +Các số nguyên âm -a nằm về phía bên trái gốc O, cách gốc O a đơn vị . +Các số nguyên dương a nằm về phía bên phải gốc O, cách gốc O a đơn vị. Lời giải: Biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3; - 3; - 5; 6; - 4; 4. +) Các số nguyên dương nằm bên phải số 0 là: 3; 4; 6 +) Các số nguyên âm nằm bên trái số 0 là: -3; -4; -5 Bài 3.5 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Các điểm A, B, C, D và E trong hình dưới đây biểu diễn những số nào? Phương pháp: Các số -a cách O a đơn vị nằm về phía bên trái O. Các số a cách O a đơn vị nằm về phía bên phải O. Lời giải: Trên hình vẽ: Điểm D biểu diễn số 0; điểm E biểu diễn số -1 Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B nên điểm B biểu diễn số -5. Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang phải 5 đơn vị ta được điểm C nên điểm C biểu diễn số 5. Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang phải 9 đơn vị ta được điểm A nên điểm A biểu diễn số 9. Vậy các điểm A, B, C, D, E lần lượt biểu diễn các số: 9; -5; 5; 0; -1 Bài 3.6 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần -3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25. Phương pháp: Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b. Lời giải: Vì 8 > 7 > 3 > 1 > 0 nên -8 < -7 < -3 < -1 < 0 Ta có: 0 < 4 < 7 < 15 < 25 Do đó: -8 < -7 < -3 < -1 < 0 < 4 < 7 < 15 < 25 Các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: -8; -7; -3; -1; 0; +4; 7; +15; 25. Bài 3.7 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: So sánh hai số: a) -39 và - 54; b) -3 179 và -3 279. Phương pháp: Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b. Kí hiệu là a < b Nếu a > b thì -a < -b Lời giải: a) Vì 39 < 54 nên -39 > -54 b) Vì 3 179 < 3 279 nên - 3 179 > - 3 279. Bài 3.8 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức Câu hỏi: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau: a) \(A = {\rm{\{ x}} \in \mathbb{Z}\,{\rm{|}}\,{\rm{ - 2}} \le {\rm{x}}\,{\rm{ < }}\,{\rm{4\} ;}}\) b) \(B = {\rm{\{ x}} \in \mathbb{Z}\,{\rm{|}}\,{\rm{ - 2}}\,{\rm{ < }}\,{\rm{x}}\, \le {\rm{4\} }}\). Phương pháp: a) Liệt kê các số nguyên lớn hơn hoặc bằng -2 và nhỏ hơn 4. b) Liệt kê các số nguyên lớn hơn -2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4. Lời giải: a) A = {-2; -1; 0; 1; 2; 3} b) B = {-1; 0; 1; 2; 3; 4} Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 13. Tập hợp các số nguyên
|
Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 66 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18. Bài 3.14. Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào? (Tất cả đều xuất phát từ gốc O).