Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 3.44, 3.45, 3.46, 3.47, 3.48, 3.49 trang 75 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 75 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 3.44, 3.45, 3.46, 3.47, 3.48, 3.49. Bài 3.48: a) Tìm các ước của 15 và các ước của – 25; b) Tìm các ước chung của 15 và – 25.

Bài 3.44 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho  P = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5)

a) Xác định dấu của tích P.

b) Dấu của P thay đổi thế nào nếu đổi dấu ba thừa số của nó?

Phương pháp:

Tích của n(lẻ) thừa số âm là 1 số âm

Tích của n(chẵn) thừa số âm là 1 số dương

Tích của các số dương là số dương

Lời giải:

a) Thấy P có 5 thừa số mang dấu âm nên P có tích số lẻ các thừa số mang dấu âm. Vì vậy P mang dấu âm.

b) Nếu đổi dấu 3 thừa số của P thì P gồm 3 thừa số mang dấu dương và 2 thừa số mang dấu âm. Do đó P mang dấu dương vì tích của 2 thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương.

Vậy tích P đổi dấu.

Bài 3.45 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Tính giá trị của biểu thức:
a) (-12). (7 - 72) - 25. (55 - 43);
b) (39 - 19) : (- 2) + (34 - 22). 5.

Phương pháp:

Tính trong ngoặc trước rồi phát hiện nhân tử chung

Lời giải:

a) (-12). (7 - 72) - 25. (55 - 43) = (-12). (- 65) - 25. 12 = 12. 65 – 12. 25 = 12. (65 - 25) = 12. 40 = 480

b) (39 - 19) : (- 2) + (34 - 22). 5 = 20 : (- 2) + 12. 5 = - 10 + 60 = 60 - 10 = 50.

Bài 3.46 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Tính giá trị của biểu thức:

A = 5ab – 3(a + b) với a = 4, b = - 3.

Phương pháp:

Thay các giá trị của a, b vào biểu thức rồi tính

Lời giải:

Thay a = 4, b = - 3 vào biểu thức A ta được:

A = 5ab - 3(a + b) = 5.4. (-3) - 3. [4 + (-3)] = 20. (-3) – 3. (4 – 3) = - 60 – 3. 1 = - 60 – 3 = - (60 + 3) = - 63.

Bài 3.47 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Tính một cách hợp lí:

a) 17.[29 - (-111)] + 29.(-17); 

b) 19.43 + (-20).43 - (-40).

Phương pháp:

Phát hiện nhân tử chung

Lời giải:

a) 17. [29 - (-111)] + 29. (-17) 

= 17. (29 + 111) - 29.17 

= 17. (29 + 111 - 29)

= 17. [111 + (29 – 29)] 

= 17. (111 + 0)

= 17. 111 

= 1 887

b) 19.43 + (-20).43 - (-40) 

= 43. [19 + (-20)] + 40

= 43. [-(20 – 19)] +40

= 43. (-1) + 40 

= - 43 + 40

= - (43 – 40)

= - 3

Bài 3.48 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

a) Tìm các ước của 15 và các ước của – 25.

b) Tìm các ước chung của 15 và – 25.

Phương pháp:

Tìm các ước dương của a

Suy ra các ước của a

Lời giải:

a) * Tìm các ước của 15

Ta có \(15 = 3. 5\)

Các ước nguyên dương của 15 là: 1; 3; 5; 15

Do đó tất cả các ước của 15 là: - 15; - 5; - 3; - 1; 1; 3; 5; 15

* Tìm các ước của 25

Ta có  \(25=5^2\)

Các ước nguyên dương của 25 là: 1; 5; 25

Do đó tất cả các ước của - 25 là: - 25; - 5; - 1; 1; 5; 25.

b) Các ước chung nguyên dương của 15 và 25 là: 1; 5

Do đó các ước chung của 15 và - 25 là:  - 5; -1; 1; 5.

Bài 3.49 trang 75 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Sử dụng các phép tính với số nguyên để giải bài toán sau:
Công nhân của một xưởng sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm như sau:
- Làm ra một sản phẩm đạt chất lượng thì được 50 000 đồng
- Làm ra một sản phẩm không đạt chất lượng thì bị phạt 10 000 đồng
Tháng vừa qua một công nhân làm được 230 sản phẩm đạt chất lượng và 8 sản phẩm không đạt chất lượng. Hỏi công nhân đó được lĩnh bao nhiêu tiền lương?

Phương pháp:

- Tính số tiền công nhân làm được

- Tính số tiền công nhân bị phạt

- Hiệu số tiền công nhân làm được và số tiền công nhân bị phạt là số tiền công nhân được lĩnh

Lời giải:

Số tiền công nhân làm được 230 sản phẩm đạt chất lượng là:

50 000. 230 = 11 500 000 (đồng)

Số tiền công nhân bị phạt do làm ra 8 sản phẩm không đạt chất lượng là:

10 000. 8 = 80 000 (đồng)

11 500 000 – 80 000 = 11 420 000 (đồng)

Vậy công nhân được thực lĩnh 11 420 000 đồng.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Luyện tập chung trang 75