Giải bài 5.24, 5.26, 5.27 trang 107 SGK Toán 9 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Toán 9 trang 107 Kết nối tri thức tập 1.Bài 5.24: Hình 5.37 cho thấy hình ảnh của những đường tròn qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và cặp đường tròn không giao nhau. Bài 5.24 trang 107 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức Hình 5.37 cho thấy hình ảnh của những đường tròn qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và cặp đường tròn không giao nhau.
Phương pháp: Lần lượt đánh số và chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và cặp đường tròn không giao nhau. Lời giải: Ta đánh số các đường tròn như hình dưới đây.
Từ hình vẽ trên, ta có: − Một vài cặp đường tròn cắt nhau: 2 và 3; 4 và 5; 7 và 8; 6 và 9. − Một vài cặp đường tròn không giao nhau: 1 và 2; 1 và 3; 2 và 5; 3 và 6; 5 và 8; … Bài 5.25 trang 107 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức Cho hai điểm O và O’ cách nhau một khoảng 5 cm. Mỗi đường tròn sau đây có vị trí tương đối như thế nào đối với đường tròn (O; 3 cm) . a) Đường tròn (O’; 3 cm) b) Đường tròn (O’; 1 cm) c) Đường tròn (O’; 8 cm) Phương pháp: + Nếu R – R’ < OO’ < R + R’ thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) cắt nhau. + Nếu OO’ = R + R’ thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài. + Nếu OO’ = R – R’ > 0 thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc trong. + Nếu OO’ > R + R’ thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) ngoài nhau. + Nếu OO’ < R – R’ thì hai đường tròn (O; R) đựng đường tròn (O’; R’) . Lời giải: Ta có: OO' = 5 cm. a) Vì 3 – 3 < 5 < 3 + 3 nên hai đường tròn (O; 3 cm) và (O'; 3 cm) cắt nhau. b) Vì 5 > 3 – 1 nên hai đường tròn (O; 3 cm) và (O'; 1 cm) nằm ngoài nhau. c) Vì 5 = 8 – 3 nên hai đường tròn (O; 3 cm) và (O'; 8 cm) tiếp xúc trong. Bài 5.26 trang 107 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức Cho ba điểm thẳng hàng O, A và O’. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO’, OA và O’A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình. a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’; b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O’; c) Điểm O’ nằm giữa hai điểm A và O. Phương pháp: Dựa vào tính chất của điểm nằm giữa, suy ra hệ thức liên hệ giữa tổng hiệu hai bán kính và khoảng cách giữa hai tâm. + Nếu OO’ = R + R’ thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài. + Nếu OO’ = R – R’ > 0 thì hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc trong. Lời giải: a) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm O và O' thì OO' = OA + O'A. Do đó (O; OA) và (O'; O'A) tiếp xúc ngoài. b) Nếu điểm O nằm giữa hai điểm A và O’ thì OO' = O'A – OA. Do đó (O; OA) và (O'; O'A) tiếp xúc trong. c) Nếu điểm O' nằm giữa hai điểm A và O thì OO' = OA – O'A. Do đó (O; OA) và (O'; O'A) tiếp xúc trong. Bài 5.27 trang 107 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C. Chứng minh rằng OB // O’C. Phương pháp: Dựa vào tính chất của tam giác cân và hai góc đối đỉnh suy ra \(\widehat {{\rm{OBA}}} = \widehat {{\rm{O'CA}}}\) Khi đó OB // O’C. Lời giải:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 17: Vị trí tương đối của hai đường tròn
|
Giải SGK Toán 9 trang 110 Kết nối tri thức tập 1.Bài 5.28: Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau, điểm O nằm trong phần mặt phẳng ở giữa hai đường thẳng đó. Biết rằng khoảng cách từ O đến a và b lần lượt bằng 2 cm và 3 cm. a) Hỏi bán kính của đường tròn (O; R) phải thỏa mãn điều kiện gì để (O; R) cắt cả hai đường thẳng a và b?