Giải bài 7.30, 7.31, 7.32, 7.33, 7.34, 7.35 trang 54 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2Giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 7.30, 7.31, 7.32, 7.33, 7.34, 7.35. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng y=x và y=−x+2. a) Vẽ hai đường thẳng đã cho trên cùng một mặt phẳng tọa độ Bài 7.30 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (1;-2) và có hệ số góc là 3. Phương pháp: Vì hàm số có hệ số góc là 3 => y = 3x + b Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (1;-2) , thay x = 1, y =−2 vào hàm số y = 3x + b rồi tìm ra b Suy ra công thức hàm số bậc nhất. Lời giải: Gọi hàm số cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0). Vì đồ thị hàm số là đường thẳng có hệ số góc bằng 3 nên a = 3 hay y = 3x + b. Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (1; –2) , thay x = 1, y = –2 vào công thức hàm số, ta được: – 2 = 3 . 1 + b, tức là b = – 5.
Vậy ta có hàm số là y = 3x – 5. Bài 7.31 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng có hệ số góc là -2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3. Phương pháp: Vì hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng có hệ số góc là -2 => y = −2x + b Đường thẳng cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 => Đường thẳng đi qua điểm (3;0) Thay x=3; y=0 vào công thức hàm số: y = -2x + b tìm ra giá trị b. Suy ra công thức hàm số bậc nhất. Lời giải: Gọi hàm số cần tìm là y = ax + b (a ≠ 0). Vì hàm số có đồ thị là đường thẳng có hệ số góc là –2 nên a = – 2 hay y = –2x + b. Đường thẳng cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3, có nghĩa là đường thẳng đi qua điểm (3; 0). Thay x = 3; y = 0 vào công thức hàm số ta có: 0 = –2 . 3 + b, hay b = 6. Vậy ta có hàm số y = –2x + 6. Bài 7.32 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Hãy chỉ ra cặp đường thẳng song song với nhau và các cặp đường thẳng cắt nhau trong các đường thẳng sau y=−x+1; y=−2x+1; y=−2x+2; y=−x Phương pháp: Các cặp đường thẳng song song có a = a’; \(b \ne b'\) Các cặp đường thẳng cắt nhau có: \(a \ne a'\) Lời giải: +) Các cặp đường thẳng song song là: y = –x + 1 và y = –x (vì chúng có cùng hệ số góc là – 1); y = –2x + 1 và y = –2x + 2 (vì chúng có cùng hệ số góc là – 2). +) Các cặp đường thẳng cắt nhau là: y = –x + 1 và y = –2x + 2; y = –x và y = –2x + 1; y = –x + 1 và y = –2x + 1; y = –x và y = –2x + 2. Bài 7.33 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Cho hàm số bậc nhất y=mx−5 và y=(2m+1)x+3. Tìm các giá trị của m để đồ thị của hai hàm số là: a) Hai đường thẳng song song b) Hai đường thẳng cắt nhau Phương pháp: Hai đường thẳng \(y = {\rm{ax + b(a}} \ne {\rm{0)}}\)và \(y = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\)song song với nhau khi a = a’; cắt nhau khi \(a \ne a'\) Lời giải: Hàm số y = mx – 5 là hàm số bậc nhất khi m ≠ 0. Hàm số y = (2m + 1)x + 3 là hàm số bậc nhất khi 2m + 1 ≠ 0 hay m ≠
a) Hai đường thẳng đã cho song song khi m = 2m + 1, suy ra m = –1. Giá trị này thỏa mãn điều kiện m ≠ 0 và m ≠ . Vậy giá trị m cần tìm là m = –1.Vậy ta có điều kiện là m ≠ 0 và m ≠
b) Hai đường thẳng đã cho cắt nhau khi m ≠ 2m + 1, suy ra m ≠ –1. Kết hợp với điều kiện, ta được m ≠ 0, m ≠ và m ≠ –1. Bài 7.34 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng y=−3x+1 và đi qua điểm (2;6) Phương pháp: Vì đồ thị hàm số bậc nhất là đường thẳng song song với đường thẳng y = -3x + 1 nên a = 3 Thay x = 2; y = 6 vào hàm số y = 3x + b ta tìm được b rồi suy ra công thức hàm số bậc nhất. Lời giải: Gọi y = ax + b là hàm số cần tìm (a ≠ 0). Vì đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = –3x + 1 nên a = –3 và b ≠ 1. Suy ra y = – 3x + 1 (b ≠ 1). Lại có, đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua điểm (2; 6) nên ta có:
6 = –3 . 2 + b, suy ra b = 12 (thỏa mãn điều kiện b ≠ 1). Vậy hàm số cần tìm là y = –3x + 12. Bài 7.35 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Kết nối tri thức Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng y=x và y=−x+2 a) Vẽ hai đường thẳng đã cho trên cùng một mặt phẳng tọa độ b) Tìm giao điểm A của hai đường thẳng đã cho c) Gọi B là giao điểm của đường thẳng y=−x+2 và trục Ox. Chứng minh tam giác OAB vuông tại A, tức hai đường thẳng y=x và y=−x+2 vuông góc với nhau d) Có nhận xét gì về tích hai hệ số góc của hai đường thẳng đã cho Phương pháp: a) Vẽ hai đường thẳng y = x và y = −x + 2 trên mặt phẳng tọa độ bằng cách xác định hai điểm thuộc mỗi đường thẳng. b) Quan sát đồ thị hàm số y = x và y = 0x + 2 xác định tọa độ điểm A là giao điểm của hai đường thẳng đã cho. c) Lấy C là giao điểm của đường thẳng y = -x + 2 và trục Oy, chứng minh tam giác OBC vuông cân tại O. Chứng minh AB = AC => \(OA \bot AB\) hay tam giác OAB vuông cân tại A. d) Xác định hệ số góc của hai đường thẳng đã cho và tính tích của chúng Lời giải: a)* Xét đường thẳng y = x Cho x = 1 suy ra y = 1 nên điểm (1; 1) thuộc đường thẳng y = x. Đường thẳng y = x đi qua 2 điểm O(0; 0) và (1; 1). * Xét đường thẳng y = –x + 2 Cho y = 0 thì x = 2 nên điểm (2; 0) thuộc đường thẳng y = – x + 2. Cho x = 0 thì y = 2 nên điểm (0; 2 ) thuộc đường thẳng y = –x + 2. Đường thẳng y = – x + 2 đi qua hai điểm (2; 0) và (0; 2).
b) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng đã cho là: x = –x + 2 Giải phương trình này ta được x = 1. Từ đó suy ra y = 1. Vậy tọa độ giao điểm A(1; 1). c) Giao điểm của đường thẳng y = –x + 2 và trục Ox là B(2; 0). Gọi C là giao điểm của đường thẳng y = –x + 2 và trục Oy. Suy ra C(0; 2). Dễ thấy tam giác OBC vuông cân tại O (vì OB = OC = 2). Xét hai tam giác OAB và OAC có: Cạnh OA chung; OB = OC; Do đó ΔOAB = ΔOAC, từ đó suy ra AB = AC. Điều này chứng tỏ A là trung điểm của BC, mà ΔOBC cân tại O nên OA ⊥ AB, tức là ΔOAB vuông tại A. d) Đường thẳng y = x có hệ số góc bằng 1. Đường thẳng y = – x + 1 có hệ số góc bằng –1. Tích của hai hệ số góc của hai đường thẳng đã cho bằng –1. Từ câu c), ta có nhận xét: Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tích hai hệ số góc bằng –1. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 29. Hệ số góc của đường thẳng
|
Giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 56 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 7.36, 7.37, 7.38, 7.39, 7.40. Cho hai hàm số y=2x−1 và y=−x+2 a) Trong cùng mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho. b) Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị trên.