Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 8.39, 8.40, 8.41, 8.42, 8.43 trang 67 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 67 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2: bài 8.39, 8.40, 8.41, 8.42, 8.43. Bài 8.41: Vẽ đoạn thẳng MN dài 7 cm rồi tìm trung điểm của nó.

Bài 8.39 trang 67 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Xem hình 8.55 rồi cho biết trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) Điểm C thuộc đường thẳng d, hai điểm A và B không thuộc đường thẳng d.

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

c) Điểm F không thuộc đường thẳng m

d) Ba điểm D, E, F không thẳng hàng.

Lời giải:  

 a) Đúng vì điểm C nằm trên d và hai điểm A, B không nằm trên d.

b) Sai vì ta kẻ được đường thẳng đi qua cả 3 điểm A, B, C.

c) Đúng vì điểm F không nằm trên m.

d) Đúng vì F không nằm trên đường thẳng DE ( là đường thẳng m).

Bài 8.40 trang 67 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hình 8.56 thể hiện các quan hệ nào nếu nói về :

a) Ba điểm A, B  và C?

b) Hai tia BA và BC?

c) Ba đoạn thẳng AB, BC  và AC?

Lời giải:

a) Ba điểm A, B và C thẳng hàng; điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

b) Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau

c) Ba đoạn thẳng AB, BC và AC cùng nằm trên một đường thẳng và AC = AB + BC.

Bài 8.41 trang 67 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Vẽ đoạn thẳng MN dài 7 cm rồi tìm trung điểm của nó.

Phương pháp:

O là trung điểm của MN nếu O nằm giữa M và N và \(MO = NO = \frac{{MN}}{2}\)

Lời giải:

Vì O là trung điểm của MN nên MO = NO = MN : 2 = 7: 2 = 3,5 (cm)

Cách vẽ: + Vẽ đoạn thẳng MN = 7 cm

+ Trên đoạn thẳng MN, lấy điểm O sao cho MO = 3,5 cm. Ta được O là trung điểm của MN.

Bài 8.42 trang 67 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho hình thang ABCD như hình vẽ bên.

Em hãy:

Lời giải:

a) Các góc có trong hình vẽ là : \(\widehat {DAB}, \widehat {ABC}, \widehat {BCD},\widehat {CDA}\)

b) Đo góc ta được: \(\widehat {DAB} =120^0,\widehat {ABC}=105^0, \widehat {CDA}= 60^0,\widehat {BCD}=75^0\)

Các góc nhọn là : \(\widehat {CDA},\widehat {BCD}\) vì các góc này có số đo nhỏ hơn \(90^0\)

Các góc tù là : \(\widehat {DAB},\widehat {ABC}\) vì các góc này có số đo lớn hơn \(90^0\) và nhỏ hơn \(180^0\)

Bài 8.43 trang 67 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho Hình 8.57.

a) Kể tên các tia có trong hình trên. Trong đó, hai tia nào là hai tia đối nhau?

b) Kể tên các góc vuông, góc bẹt trong Hình 8.57;

c) Nếu điểm B nằm trong góc yOz thì góc xOB là góc tù hay góc nhọn?

Lời giải:

a) Các tia có trong hình vẽ là : Ox ; Oy ; Oz.

Hai tia đối nhau là : Ox ; Oy

b) Các góc vuông là : \(\widehat{xOz} ; \widehat{zOy}\)

Góc bẹt là: \(\widehat{xOy}\)

c)

 

Ta có: B nằm trong góc yOz thì ta kẻ được tia OB như hình trên.

Góc xOB là góc tạo bởi tia Ox và OB, sử dụng thước đo góc thì thấy góc xOB là góc có số đo lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \) nên nó là góc tù.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài tập cuối chương VIII