Giải bài Dấu ngoặc đơn trang 100 Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thứcDấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng gì? Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây? Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. Câu 1 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B? Phương pháp: Em quan sát các câu ở hai cột và nêu điểm khác nhau. Lời giải: Các câu ở cột B có các dấu ngoặc đơn chỉ chú thích cho chủ ngữ của câu, đầy đủ hơn so với cột A. Câu 2 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng gì? Phương pháp: Em dựa vào bài tập 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). Câu 3 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây? a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài như không bao giờ dứt ở hai bên đường. (Minh Khôi) b. Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi những thứ lá cầm máu rất nhanh giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ mảng thuốc như một lớp băng dính. (Theo Vũ Hùng) Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí phù hợp. Lời giải: a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài như không bao giờ dứt ở hai bên đường. (Minh Khôi) b. Máu trên chân con voi vẫn chảy. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi (những thứ lá cầm máu rất nhanh) giã giập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Sau đó ông lấy đất rừng nhào nhuyễn phủ lên trên. Lớp đất ấy sẽ giữ mảng thuốc như một lớp băng dính. (Theo Vũ Hùng) Câu 3 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. Phương pháp: Em tiến hành viết đoạn văn về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. Lời giải: Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê ở Thường Tín (một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội). Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Những buổi sáng, ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Ấn tượng nhất phải kể đến cánh đồng lúa rộng mênh mông phía xa. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Nhấp nhô giữa đồng là các bác nông dân đang làm việc hăng say. Khung cảnh mới đẹp làm sao! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 21. Những cánh buồm
|
Cách mở bài và kết bài dưới đây có gì khác với cách mở bài và kết bài của bài văn trên? Viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây mà em biết theo một trong những cách sau: a. Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. b. Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết. Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong. Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị. Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ. Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ. Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào. Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ
Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè. Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo. Chuẩn bị. Lựa chọn cây để miêu tả. Lập dàn ý. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
Về quê ngoại. Nghe kể chuyện. Kể lại câu chuyện theo tranh. Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt tên cho từng tranh ở trên. Kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe. Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.