Giải Bài tập 2 trang 31 viết - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 2 trang 31 Viết - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương). Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích bài thơ Giễu người thi đỗ (Trần Tế Xương). Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Áp dụng kiến thức phân tích một tác phẩm văn học Lời giải: Dàn ý tham khảo: - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Tế Xương, hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ. - Thân bài: Có thể phân tích theo bố cục bài thơ (tham khảo gợi ý trả lời câu hỏi 1 ở bài tập 5): * Ý 1: Hai câu thơ đầu: + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử (trọng tâm là các sĩ tử thi đỗ). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng câu cảm thán. * Ý 2: Hai câu thơ cuối: + Đối tượng của tiếng cười trào phúng: các sĩ tử thi đỗ (ông cử), bọn thực dân (bà đầm). + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tạo ra tiếng cười trào phúng: cách dùng từ ngữ suồng sã, thô mộc; dùng thủ pháp đối. - Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Viết - Bài 4
|
Bài tập 2 trang 31 Nói và nghe - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tục ngữ có câu: Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười. Hãy lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về bài học được người xưa tổng kết trong câu tục ngữ này.
Bài tập 1 trang 31 Nói và nghe - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Hãy lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của tiếng cười trào phúng trong đời sống và trình bày trong nhóm.