Giải Bài tập 3 trang 5 - Bài 1 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcCâu văn nào là lời độc thoại của nhân vật “tôi”? Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó Trả lời câu hỏi Bài tập 3 VBT trang 5 Văn 6 Kết nối tri thức Đọc lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Tôi chui tọt ngay vào hang đến mon men bò lên) trong SGK (tr. 17-18). Câu 1 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Câu văn nào là lời độc thoại của nhân vật “tôi”? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Câu văn lời độc thoại của nhân vật “tôi”: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!” Câu 2 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Nhân vật “tôi” đã làm gì khi chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt? Hành động đó thể hiện đặc điểm nào của nhân vật? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Khi chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt, Dế Mèn đã "nằm im thít". Hành động đó cho thấy sự hèn nhát, dám làm mà không dám chịu, vô trách nhiệm của Dế Mèn. Câu 3 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Khi kể lại sự việc trong đoạn trích, nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ và thái độ đánh giá như thế nào về bản thân?
Phương pháp:
Chú ý cách Dế Mèn gọi mình là "đứa ích kỉ", cách nhân vật "tôi" miêu tả những hành động, suy nghĩ của bản thân.
Lời giải:
Thái độ và suy nghĩ của nhân vật “tôi”khi kể lại sự việc trong đoạn trích: - Ban đầu: chui tọt vào hang nằm khểnh vắt chân chữ ngũ, hả hê với hành động của mình - Sự việc chị Cốc lao vào mổ Dế Choắt: sợ hãi, gọi mình là “đứa ích kỉ”, núp tận đáy đất…” => biết ân hận, xấu hổ về lỗi lầm của chính mình Câu 4 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Theo em, nhân vật “tôi” đã học hỏi được điều gì từ trải nghiệm của bản thân? Bài học ấy có ý nghĩa với em không? Vì sao? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Trò "nghịch ranh" của Dế Mèn xuất phát từ ý nghĩ "vui chơi" tưởng là vô hại nhưng đã gây nên hậu quả nghiêm trọng: Dế Choắt bị mổ chết. Từ trải nghiệm này, nhân vật "tôi" đã rất hối hận, ăn năn và rút ra bài học: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình; nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được. Bài học này rất có ý nghĩa với em. Nó giúp em hiểu rằng sống không nên hung hăng, hống hách mà cần phải khiêm tốn để tránh rước họa vào thân; làm việc gì cũng cần suy tính trước sau để tránh hối hận không thể làm lại được. Câu 5 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Tìm và giải thích nghĩa của những từ láy trong các câu sau: a. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. b. Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Phương pháp: Trực quan và giải thích Lời giải: Từ láy và nghĩa của từ láy trong các câu: a. Loay hoay: thử đi thử lại bằng nhiều cách để cố làm cho được một việc gì đó. b. Mon men: tiến đến, nhích lại từng quãng ngắn một cách dè dặt, thận trọng. Câu 6 (trang 5, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất". So sánh mỏ chị Cốc như cái dùi sắt có thể chọc xuyên cả đất có tác dụng tô đậm sự tức giận và sức mạnh ghê gớm của chị Cốc đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1
|
Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể? Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?
Những câu văn nào thể hiện cảm giác ngạc nhiên của hoàng tử bé khi nhìn thấy cả một vườn hoa hồng? Tìm và giải thích nghĩa của ba từ láy trong đoạn trích.
Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Một đứa bạn như Lai-ca là một đứa bạn hấp dẫn. Em có đồng tình với suy nghĩ trên của nhân vật "tôi” không? Vì sao?
Nhân vật nào giữ vai trò chủ động trong cuộc đối thoại trên? Vô trong vô hình là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là “không, không có”. Hãy tìm một số từ có yếu tố vô được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó