Giải Bài tập 4 trang 26, 27 - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcBài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó.Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh? Trả lời câu hỏi bài tập 4 trang 26, 27 SBT Văn 6 Kết nối tri thức Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây. Từ ta trở lại Sơn Tây Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai. Sơn cầu còn đỏ chưa phai? Non xanh còn đối sông dài còn sâu? Còn thuyền đánh cá buông câu? Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa Lấy ai viếng cảnh bây giờ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau! Ước sao sông cứ còn sâu Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh (Tân Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tân Đà, NXG Văn học, Hà Nội, 1966, tr 231 - 232)
Câu 1 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Bài thơ viết về cảnh đẹp nào của đất nước? Hãy chỉ ra những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó. Phương pháp: Đọc và xác định Lời giải: Bài thơ viết về cảnh cầu Hàm Rồng. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đẹp đó: màu sơn “đỏ” của cầu, màu “xanh” của núi Ngọc Sơn, độ “sâu”của dòng sông Mã hùng vĩ, cảnh nhộn nhịp “buông câu” của những con thuyền đánh cá, hình bóng xe lửa Bắc - Nam chạy qua chạy lại trên cầu. Câu 2 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ đầu: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây? Phương pháp: Đọc hiểu đoạn thơ Lời giải: Tình cảm của nhà thơ đối với cầu Hàm Rồng được thể hiện rất sâu đậm qua hai dòng thơ: Ai xui ta nhớ Hàm Rồng/ Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây. Tác giả muốn được trông thấy cầu Hàm Rồng cho vơi phần nào nỗi nhớ thường trực trong lòng. Câu 3 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Việc tác giả sử dụng các câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện điều gì? Phương pháp: Đọc hiểu đoạn thơ Lời giải: Bốn câu hỏi nối tiếp kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ: còn đỏ, còn đối, còn sâu, còn thuyền đánh có, còn xe lửa chạy,... đã gợi tả nỗi day dứt, băn khoăn của tác giả về cảnh sắc Hàm Rồng. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với tất cả màu sắc, hoạt động,... Giờ đây, phải xa Hàm Rồng, tác giả băn khoăn không biết Hàm Rồng có còn giữ nguyên được những vẻ đẹp đó hay không. Câu 4 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh? Phương pháp: Đọc hiểu đoạn thơ Lời giải: Hai dòng thơ: Ước sao sông cứ còn sâu/ Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh đã thể hiện nỗi ước mong, khắc khoải của tác giả - mong sao cảnh Hàm Rồng không biến đổi theo dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời. Sông Mã “cứ còn sâu” Núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”,... Câu 5 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Qua đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả? Phương pháp: Đọc hiểu đoạn thơ và nêu cảm nhận Lời giải: Đoạn thơ cho ta thấy tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ Tân Đà đối với cầu Hàm Rồng nói riêng và đối với quê hương đất nước nói chung. Câu 6 (trang 27, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bây giờ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau! Phương pháp: Đọc và xác định, nêu tác dụng của biện pháp Lời giải: Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bây giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn tri âm tri kỉ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng “có đợi chờ” mình để “cùng nhau” tâm sự, giãi bày. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4
|
Dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát, em hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong đoạn thơ sau. Các câu chuyện cổ ẩn chứa những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Những dòng thơ nào trong đoạn thơ cho em biết điều đó?
Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không? Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường?
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau: Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng