Giải Bài tập 5 trang 32 - Bài 5 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thứcNgười kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào? Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiên và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đồ gợi cho em suy nghĩ gì? Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 32 SBT Văn 6 Kết nối tri thức Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cổ Chiên - cái tên thật lạ và thật đẹp, đẹp như đồng nước cuồn cuộn phù sa nuôi cây lá hai bên bờ, thật ra là một nhánh sông Tiền Giang, dài 82 cây số. Trên bản đồ nó chỉ là một đường vẽ màu xanh nhỏ bé. Nhớ những giờ địa lí hồi trung học đệ nhất cấp, thầy giáo chia nhóm học sinh để vẽ bản đồ đất nước. Nhóm nào vẽ đúng và đẹp thì được điềm cao. Thầy dạy chúng tôi cách đo tỉ lệ thật chính xác. Chúng tôi lấy giấy khổ lớn, nắn nót về từng nét bút chì màu. Chính nhờ những buổi học ấy mở dòng Cổ Chiên vữa lạ lẫm vừa thân thuộc đã đi vào trí óc non nớt của tôi cùng với những tên sông xa xôi đầy thương mến khác: Nậm Thi, Lục Nam, Kinh Thầy, Rạch Gầm, Vàm Nao, Gành Hào... Giờ địa lí của thầy nuôi trong lòng tôi giấc mơ một ngày nào được đi thuyền trên khắp các dòng sông nước mình. Tôi đến với Cổ Chiên khi cây cầu bắc qua sông đang thành hình. Những chiếc phà tận tụy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh. Sẽ không còn cảnh chờ đợi qua phà giữa ngày mưa dầm hay trong cơn nắng gắt. Đường tiêu thụ nông sản đồng bằng sẽ thông thoáng và thuận lợi hơn. Gần Tết, hoa quả nơi đây vừa theo đường sông vừa theo đường bộ tỏa về các ngó. Dòng sông đó chứng kiến bao mùa hoa trái Dứa, bắp, đậu, dưa hấu, khoai lang khoai mì, cam, quýt... từ bên cồn chở về nườm nượp. Trên sông, những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, mới tôn sáng lấp loáng dưới ánh nắng. Những dòng sông, những cây cầu, những chuyến phà, ... như thế đã kết nối thực tại với giấc mơ lãng du thời niên thiếu của tôi. (Theo Hùynh Như Phương, Thành phố những thước phim quay chậm, NXb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr. 107 - 113) Câu 1 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên theo những cách nào? Phương pháp: Giải thích nghĩa của từ “gặp” và đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Từ gặp có thể hiểu là biết đến, nhìn thấy. Người kể chuyện đã “gặp” dòng Cổ Chiên trên bản đồ và trong lần trực tiếp đến thăm. Câu 2 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Cuộc sống của người dân Nam Bộ gần bó với dòng Cổ Chiên như thế nào? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Cuộc sống của người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông từ giao thông, buôn bán đến cư trú, sản xuất,... Câu 3 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Tìm trong đoạn trích những từ ngữ miêu tả sự trù phú của vùng đất phương Nam. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Trong đoạn trích, tác giả miêu tả sản vật phong phú, dồi dào được chuyên chở trên sông, cảnh tấp nập ngược xuôi buôn bán, cảnh các nhà bè san sát,... Tất cả đều biểu hiện sự trù phú của vùng đất phương Nam. Câu 4 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiên và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đồ gợi cho em suy nghĩ gì? Phương pháp: Đọc và nêu suy nghĩ của bản thân Lời giải: Cảnh sầm uất, nhộn nhịp trên dòng Cổ Chiến và hình ảnh “một đường chỉ màu xanh nhỏ bé” trên bản đó biểu thị hai cách tiếp cận dòng sông. Trên bản đồ, mỗi dòng sông chỉ được hiển thị bằng những đường chỉ xanh nhỏ bé, nhưng thực tế đó là nơi cho thấy nhịp sống hối hả của con người, mang trong nó những chiều kích lớn lao của văn hoá và lịch sử. Hình ảnh “đường chỉ xanh” gợi nhiều suy tưởng thú vị cho người đọc. Câu 5 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Hãy nêu những nét tương đồng về nội dung của đoạn trích này với đoạn trích trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng). Phương pháp: Đọc kĩ hai đoạn trích Lời giải: Đoạn trích này có nét tương đồng về nội dung với đoạn trích bài thơ Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng). Cả hai đoạn trích đều nói đến kí ức thuở học trò, hình ảnh thầy giáo, tấm bản đồ đất nước và những nhận thức về quê hương xứ sở khi đã trưởng thành. Câu 6 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Ước mơ thuở học trò thường được chắp cánh từ những bài học trên lớp. Hãy viết (khoảng 5 - 7 câu) về một bài học đã gợi lên trong em những mong ước về tương lai. Phương pháp: Liên hệ bản thân Lời giải: Chắc hẳn em đã từng có những ước mơ được gợi lên từ những bài học trong nhà trường. Hãy ghi lại những suy nghĩ và tưởng tượng của em về ước mơ đó. Gợi ý: Bài học nào đã từng gây ấn tượng mạnh với em? (có thể tập trung vào một chỉ tiết em chú ý nhất) - Từ bài học đó, em nghĩ đến điều gì? - Niềm mơ ước được nhen lên như thế nào? - Em hình dung khi lớn lên em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Câu 7 (trang 32, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó: Những chiếc phà tận tuy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh Phương pháp: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng Lời giải: Biện pháp tu tư được sử dụng trong câu là nhân hoá. Tác dụng của nó là làm cho máy móc vô tri như cũng có hồn, biết suy nghĩ và hành động, gắn bó, giúp đỡ con người. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 5
|
Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì? Đọc đoạn trích, em hình dung như thế nào về Thánh địa Mỹ Sơn? Nếu có thể, em hãy vẽ một bức tranh về Mỹ Sơn.
Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt? Tìm các trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích và nêu công dụng trong từng trường hợp.
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) chia sẻ cảm nhận về một bài du kí mà em thích (có thể là bài du kí trong SGK hoặc trong các tuyển tập kí, trên in-tơ-net,....).
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) về một cảnh sinh hoạt của người dân nơi em sống hoặc từng đến.