Giải Bài tập 6 trang 21 - Bài 3 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 6 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận? Bài tập 6 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong SGK (tr. 65 – 66) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi: Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận? A. Văn bản có những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. B. Văn bản được viết ngắn gọn, súc tích, ít lời nhiều ý. C. Văn bản có các luận điểm rõ ràng, giàu sức thuyết phục. D. Văn bản sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu cảm. Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Áp dụng lí thuyết văn bản nghị luận Lời giải: Đáp án C Câu 2 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng các bằng chứng lấy từ nguồn nào? A. Từ lịch sử và thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp B. Từ sách báo và các phương tiện truyền thông C. Từ các tài liệu nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam D. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của bản thân Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Đáp án A Câu 3 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Viết văn bản này, tác giả hướng tới mục đích gì? A. Bình luận về lịch sử đấu tranh của dân tộc B. Thể hiện quan điểm riêng của mình về nhân dân ta C. Cung cấp thông tin về truyền thống đấu tranh bất khuất của người Việt Nam D. Ngợi ca, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Đáp án D Câu 4 (trang 22, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. A. Biện pháp tu từ so sánh B. Biện pháp tu từ điệp ngữ C. Biện pháp tu từ nói quá D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Đáp án B Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3
|
Bài tập 5 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời núi sông, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa?
Bài tập 7 trang 22 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về truyền thống của nhân dân Việt Nam?
Bài tập 8 trang 23 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Trong câu “Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”, cụm từ vì thế đặt ở đầu câu có tác dụng gì?
Bài tập 9 trang 25 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Quan điểm của tác giả có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới?