Giải Bài tập 6 trang 41 - Bài 5 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 6 trang 41 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Chuyển câu nói của anh chàng nằm dưới gốc sung thành câu hỏi tu từ. Bài tập 6 trang 41 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi: LƯỜI ĐÂU MÀ LƯỜI THẾ Một thằng lười, lười quá, không muốn làm gì cả cứ suốt ngày nằm ngửa dưới gốc cây sung: há mồm chờ sung rụng vào. Nhưng đợi mãi, chẳng quả nào rơi trúng vào mồm cho. Chợt có người đi qua, nó liền gọi lại, nhờ nhặt sung bỏ vào mồm hộ. Không may, gặp một thằng cũng lười, nó lấy hai ngón chân quặp lấy quả sung bỏ vào mồm cho thằng kia. Thằng kia gắt lên: - Khốn nạn, lười đâu mà lười thế! (Kho tàng truyện tiểu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 190) Câu 1 (trang 41, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Hai nhân vật trong truyện đều có chung nét tính cách nào? Chỉ ra những chi tiết thể hiện nét tính cách đó ở từng nhân vật. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Hai nhân vật trong truyện đều có chung nét tính cách lười biếng. Ở anh chàng nằm chờ sung, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết nằm ngửa dưới gốc cây, há mồm chờ sung rụng vào. Ở người đi đường, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết lấy hai ngón chân quặp quả sung bỏ vào mồm cho người kia. Câu 2 (trang 41, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Nhận xét về tình huống được nói tới trong truyện. Theo em, trên thực tế có thể xảy ra tình huống như vậy không? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Tình huống truyện là một anh chàng lười muốn ăn sung nhưng không muốn nhặt sung cho vào miệng, chờ sung rụng không được lại nhờ người khác nhặt hộ; một anh chàng lười khác thì lấy chân quặp sung bỏ vào mồm người kia vì không muốn cúi xuống nhặt bằng tay. Đây là tình huống đã được cường điệu. Trên thực tế, chắc không có chuyện như vậy. Câu 3 (trang 41, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Truyện cười thường có những yếu tố bất ngờ. Em hãy chỉ ra yếu tố bất ngờ trong truyện Lười đâu mà lười thế. Yếu tố bất ngờ đó tạo ra ý nghĩa cho truyện kể như thế nào? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Yếu tố bất ngờ của truyện thể hiện ở chi tiết anh chàng nằm chờ sung mắng anh nhặt hộ sung lười. Anh chàng nằm chờ sung đã lười quá mức, lưới cực điểm lại còn mắng người giúp mình là lười. Chi tiết cuối truyện khiến tiếng cười tăng lên cấp độ cao hơn do sự phê phán tính cách lười biếng lại bật ra từ chính một anh chàng đại lười. Câu 4 (trang 41, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Chuyển câu nói của anh chàng nằm dưới gốc sung thành câu hỏi tu từ. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Câu “Khốn nạn, lười đâu mà lười thế!” là một câu cảm thán. Có thể chuyển câu này thành câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định: “Sao lười thế”. Câu 5 (trang 41, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Dân gian có thành ngữ “há miệng chờ sung”. Từ câu chuyện này, em hãy chỉ ra nghĩa hàm ẩn của thành ngữ trên. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Áp dụng kiến thức thực tế Lời giải: Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ trên là phê phán những người lười biếng, không muốn làm mà muốn có ăn, quen ăn sẵn, không chịu lao động. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5
|
Bài tập 7 trang 41 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Thủ pháp trào phúng nào KHÔNG được dùng trong truyện này?
Bài tập 1 trang 42 Viết - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Bài tập 1 trang 4 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 1 - Câu chuyện của lịch sử, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Những người như thế nào mới đủ điều kiện tham dự sự kiện được nói đến ở đoạn trích? Những chi tiết nào trong đoạn trích có tác dụng khắc hoạ nhân vật Hoài Văn Hầu?
Bài tập 2 trang 42 Viết - Bài 5 - Những câu chuyện hài, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.” chỉ cách sống nào của con người. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về cách sống đó.