Giải Bài tập viết trang 17 SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diềuKhi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không cần lưu ý điểm nào? Lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. Câu 1 trang 17, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không cần lưu ý điểm nào? A. Lựa chọn truyện truyền thuyết hoặc cổ tích để viết bài kể lại B. Xác định nội dung chính; từ đó, lập dàn ý cho bài văn C. Bám sát câu chữ, trung thành với văn bản truyện đã đọc D. Không chép lại nguyên văn toàn bộ câu chuyện trong sách Lời giải: Đáp án C Câu 2 trang 17, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều Lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. Lời giải: Để lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích cần xác định a) Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích và định viết bài văn kể lại là truyện nào? Truyện ấy có trong SGK Ngữ văn 6 đã học trên lớp hay tự đọc? b) Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật. c) Xác định các nội dung trong mỗi phần (dự định nêu nội dung gì?) - Mở bài:… - Thân bài:... - Kết bài:… Lưu ý: có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em. Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Sự tích hoa cúc 1. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện Sự tích hoa cúc 2. Thân bài: - Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ. - Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được chừng ấy năm. - Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc. 3. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và Cổ tích)
|
Hãy thiết kế một tấm bưu thiếp và ghi những lời em muốn dành tặng mẹ sau khi học xong bài thơ À ơi tay mẹ. Đọc bài thơ Tóc của mẹ tôi (Phan Thị Thanh Nhàn), chỉ ra những điểm giống nhau giữa bài thơ này và bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên).
Hãy xác định các tiếng được gieo vần và cách ngắt nhịp trong mỗi dòng của khổ thơ sau(Câu hỏi 4, SGK) Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...”?
Tìm các so sánh trong ba bài ca dao và lập bảng tổng hợp vào vở theo mẫu sau. Sưu tầm hai bài ca dao về tình cảm gia đình được viết theo thể lục bát
Cách dùng các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì khác cách dùng bình thường? Chỉ ra nét tương đồng giữa cảm giác được gọi ra nhờ mỗi từ in đậm (ví dụ: mỏng) với cảm giác được biểu thị bằng từ ngữ bình thường (ví dụ: khẽ). Nêu tác dụng của các ẩn dụ cảm giác đó đối với việc miêu tả sự vật, hiện tượng.